Theo Giám đốc Sở Công thương TP.HCM Bùi Tá Hoàng Vũ, Sở Công thương Thành phố đã phối hợp chuẩn bị hàng hóa phục vụ cho Tết từ tháng 8/2024 đến nay. Theo đó, Thành phố vận động các hệ thống bán lẻ lớn cam kết thực hiện quản lý đầu vào về chất lượng nên hàng hóa sẽ đảm bảo chất lượng và ổn định nguồn cung cấp.
Ngoài thực hiện kết nối đồng bộ các chương trình lớn, ngành Công thương đã thực hiện tham mưu về chương trình bình ổn thị trường cộng với các chương trình kích cầu tiêu dùng và kết nối cùng với các liên kết của Thành phố với các tỉnh.
Cụ thể, để chuẩn bị nguồn hàng tương đối dồi dào, Sở đã phối hợp tổ chức 11.000 điểm bán để phục vụ cho chương trình bình ổn.
Về nguồn cung, Sở Công thương có 69 doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường, tăng 10 doanh nghiệp so với năm 2024; chuẩn bị cho Tết năm 2025, tăng 10 doanh nghiệp, nguồn vốn 23.000 tỷ đồng, trong đó, có 8.000 tỷ để phục vụ cho chuẩn bị lương thực, thực phẩm.
"Hiện nay, ngành Công thương Thành phố quan tâm đến sức mua và nhất là các hoạt động phối hợp với các sở, ngành, các tỉnh, thành và các cơ quan chuyên môn trong công tác kiểm tra, kiểm soát về hàng hóa, chống hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, sao cho thực hiện đồng bộ.
Thành phố đã sẵn sàng chuẩn bị mùa mua sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với đầy đủ lượng hàng và đáp ứng điều kiện về chất lượng, cũng như tính toán các kênh phân phối để phục vụ cho người dân đón tết vui khỏe, đầy đủ, an toàn" – ông Hoàng Vũ khẳng định.
Tại các ngôi chợ truyền thống trên địa bàn TP.HCM như: Bà Chiểu, Bình Tây, An Đông, Bến Thành, Tân Định, Nguyễn Tri Phương... dù tràn ngập bánh kẹo, mứt, tôm khô, bia, quần áo, giày dép... với mẫu mả mới để bán cho mùa Tết nhưng người mua vẫn thưa thớt. Tại các siêu thị, tình hình khả quan hơn do nhà bán lẻ và nhà cung cấp bắt tay nhau tung khuyến mãi liên tục để kích cầu.
Các sàn thương mại điện tử như: Tiki, Lazada, Sendo, Shopee... cũng đang chuẩn bị cơ sở vật chất sẵn sàng cho mùa kinh doanh Tết. Hệ thống các chuỗi siêu thị, cửa hàng đã chuẩn bị các phương thức bán hàng thông qua website, mạng xã hội Facebook, Zalo, sàn thương mại điện tử; liên tục cập nhật các chương trình khuyến mãi, giảm giá mỗi ngày... để thu hút khách.
Trong khi đó, hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op (gồm Co.opmart, Co.opXtra, Co.opFood, Finelife...) còn tổ chức livestream bán hàng, sản xuất các video ngắn trên các nền tảng số và dành nhiều ưu tiên cho khách hàng gen Y, gen Z trên những nền tảng này. Theo các hộ kinh doanh, sức mua hàng vào dịp Tết Ất Tỵ 2025 có thể tăng trên 10% so với cùng kỳ năm ngoái và khó có thể xảy ra biến động mạnh về giá.
Đến thời điểm hiện tại, một số địa phương như TP.HCM, Khánh Hòa, Bình Dương, Hà Nội, Đồng Nai, Ninh Thuận... đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường trong những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2025. Trong đó, địa phương đã giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh phân phối hàng hóa chủ động chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân; tổ chức các điểm bán hàng cố định, lưu động kết hợp chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, chương trình bình ổn thị trường để đưa hàng hóa đến tay người dân với giá cả ổn định.
Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu phải tập trung tháo gỡ vướng mắc để tiếp tục triển khai dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng đang bị ngưng tại TP.HCM.
Quyết định mới nhất của Chính phủ tạo điều kiện cho việc quản lý, phát triển đô thị và khu chức năng ở Đà Năng được linh hoạt và hiệu quả hơn nhưng vẫn bảo đảm sự tuân thủ các quy định của pháp luật.
Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết sẽ giao các đơn vị chức năng rà soát lại quyết định giao đất. Hướng giải quyết cho thảo cầm viên đã 160 năm tuổi là thành phố có thể không thu thuế đối với phần đất dùng cho mục đích công cộng.
Theo Bộ Công an, biển số xe ô tô và mô tô từ ngày 1/1/2025 sẽ được áp dụng mẫu mới cùng quy định về cấu tạo, yêu cầu kỹ thuật, quy cách.
Nhiều đường bay "vàng" từ TP.HCM đi các tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên đang rất căng thẳng. Một số đường bay còn cạn vé trong ngày đầu và ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Tết.
Kiểm tra nhiều điểm kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quận Bình Tân, TP.HCM, đội Quản lý thị trường (QLTT) số 16 đã phát hiện và xử lý trên 1.000 sản phẩm hàng hóa là thực phẩm đóng gói sẵn, không đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định.