Thứ hai, 14/10/2024

Mong chờ từng đơn hàng Tết để nhân công có việc làm, tiếp tục ngồi se nhang

17/01/2024 11:21 AM (GMT+7)

Thị trường ế ẩm, các hộ dân và cơ sở ở làng nghề se nhang xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh (TP.HCM) mong chờ từng đơn hàng để tiếp tục ngồi se nhang.

Se nhang thời giá tăng, đơn hàng giảm

Bà Nguyễn Cát Bụi Thúy làm nghề se nhang từ năm 17 tuổi. 30 năm theo nghề truyền thống của gia đình, chưa bao giờ bà thấy thị trường nhang ế ẩm như năm nay.

Xưởng nhang Minh Phước của bà Thúy là nơi sản xuất có quy mô lớn nhất làng nghề làm nhang ở Lê Minh Xuân, với khoảng 100 nhân công.

30 năm theo nghề truyền thống, chưa bao giờ bà Thúy chứng kiến thị trường nhang ế ẩm như năm nay. Ảnh: Trần Khánh

30 năm theo nghề truyền thống, chưa bao giờ bà Thúy chứng kiến thị trường nhang ế ẩm như năm nay. Ảnh: Trần Khánh

Trên con đường Mai Bá Hương những ngày giáp Tết, xe cộ không còn tấp nập ra vào xưởng nhang Minh Phước để chở hàng đi mọi nơi như mọi bận.

Bên trong xưởng nhang, người ta nghe rõ tiếng cười của của người làm thay vì tiếng máy se nhang chạy rầm rập suốt cả ngày. "Yên ắng là phải vì chừng 8 giờ sáng là xưởng đã ... nghỉ làm rồi", bà Thúy cho biết.

Bà Thúy kể, trước đây, người dân se nhang bằng tay, nên năng suất thấp và nhang làm ra không đều. Mỗi ngày, một nhân công chỉ se được 8.000-10.000 cây nhang.

Công nhân trong xưởng nhang Minh Phước tranh thủ làm từ 8 giời tối đến 8 giờ sáng hôm sau để tiết kiệm tiền điện. Ảnh: Trần Khánh

Công nhân trong xưởng nhang Minh Phước tranh thủ làm từ 8 giời tối đến 8 giờ sáng hôm sau để tiết kiệm tiền điện. Ảnh: Trần Khánh

Những năm gần đây, nhiều cơ sở đã sắm máy se nhang, giúp giải phóng sức lao động rất nhiều. Mỗi máy se nhang có năng suất 50.000-60.000 cây nhang mỗi ngày.

Các máy se nhang trong xưởng giờ đã "lấy đêm làm ngày". Đó là cách mà xưởng nhang đối phó với tình hình giá điện tăng.

Bà Thúy giải thích, để tiết kiệm chi phí do giá điện cao (trong khung giờ ban ngày), xương phải tranh thủ cho công nhân làm từ 8 giời tối đến 8 giờ sáng hôm sau.

Xưởng nhang của bà Thúy tạo công ăn việc cho cả trăm nhân công ở địa phương. Ảnh: Trần Khánh

Xưởng nhang của bà Thúy tạo công ăn việc cho cả trăm nhân công ở địa phương. Ảnh: Trần Khánh

Ngày trước, chừng tháng 10 là xưởng nhang bắt đầu nhận đơn mùa Tết. Đến tháng 11 thì hoàn tất giao hàng. Từ tháng 12, các mối sỉ tập trung phân phối ra thị trường. Xưởng của bà Thúy bỏ sỉ cho các khách hàng tại TP.HCM và khắp các tỉnh miền Nam; doanh thu mỗi năm khoảng 460 triệu đồng.

Giá nguyên vật liệu để làm nhang cũng tăng. Trong khi đơn hàng tết từ 2 năm nay rất chậm. Số lượng nhang giảm phân nửa.

"Nay ai cần thì tới lấy trực tiếp, các mối lái không còn tích trữ hàng tết, cũng không còn cảnh nhang làm ra bao nhiêu giao hết bấy nhiêu" bà Thúy kể.

Giữ nghề se nhang truyền thống

Đơn hàng giảm nhưng xưởng nhang của Thúy vẫn cho nhân công tiếp tục se nhang. Xưởng cố gắng cầm chừng, vừa có sẵn lượng nhang dự trữ khi cần vừa duy trì công việc cho người lao động.

Đơn hàng giảm đang ảnh hưởng đến công việc, thu nhập ngày tết của công nhân làm nhang. Ảnh: Trần Khánh

Đơn hàng giảm đang ảnh hưởng đến công việc, thu nhập ngày tết của công nhân làm nhang. Ảnh: Trần Khánh

"Trung bình một người được khoảng 250.000 đồng/ngày. Cuối năm thì có thưởng. Đó là các năm trước. Còn Tết này chưa biết sao", bà Thúy thở dài.

Chủ cơ sở nhang gặp khó, các hộ tư nhân hoặc những hộ nhận gia công cho xưởng cũng lâm cảnh khó khăn.

Các hộ nhận gia công nhang ở làng nghề xã Lê Minh Xuân cũng gặp cảnh khó khăn chung. Ảnh: Trần Khánh

Các hộ nhận gia công nhang ở làng nghề xã Lê Minh Xuân cũng gặp cảnh khó khăn chung. Ảnh: Trần Khánh

Bà Trần Thị Thanh, một hộ gia công cho biết giá bán vẫn mức 4.000 đồng/thiên (1.000 cây nhang). Song hồi trước, gia đình làm 100 thiên mỗi ngày thì nay chỉ còn 50-60 thiên là nhiều.

Hiện tại, 2.000 thiên nhang làm xong đã lâu nhưng còn chất trong kho, bà Thanh cho biết.

Ông Nguyễn Văn Của - Chủ tịch Hội Nông dân xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh) cho biết, toàn xã có hơn 120 hộ kinh doanh và gia công nhang.

Làng nghề làm nhang ở xã Lê Minh Xuân gần 100 năm tuổi. Người dân trong xã vẫn đang nỗ lực gìn giữ nghề truyền thống. Ảnh: Trần Khánh

Làng nghề làm nhang ở xã Lê Minh Xuân gần 100 năm tuổi. Người dân trong xã vẫn đang nỗ lực gìn giữ nghề truyền thống. Ảnh: Trần Khánh

Nghề làm nhang ở đây có gần 100 năm tuổi. Chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện để người dân giữ nghề truyền thống.

Gần Tết nhưng đơn hàng giảm do suy giảm kinh tế. Tình hình sản xuất, kinh doanh tại làng nhang Lê Minh Xuân cũng bị ảnh hưởng theo.

"Hội Nông dân cùng Phòng kinh tế huyện Bình Chánh đang cố gắng giới thiệu sản phẩm nhang ở các hội chợ, triển lãm và các trang thương mại điện tử, mạng xã hội để tăng cường kết nối nhu cầu với người dùng", ông Của nói.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bán hơn 62.000 vé tàu Tết sau 2 tuần, còn lại nhiều hay ít?

Bán hơn 62.000 vé tàu Tết sau 2 tuần, còn lại nhiều hay ít?

Ngành đường sắt cho biết đã bán thành công hơn 62.000 vé tàu Tết sau 2 tuần mở bán. Hiện tại, vé tàu trước va sau Tết vẫn còn dồi dào.

HTX nông nghiệp doanh thu hàng chục tỷ đồng 'kể khó' với Bộ trưởng

HTX nông nghiệp doanh thu hàng chục tỷ đồng 'kể khó' với Bộ trưởng

Những HTX tiêu biểu được tuyên dương có nhiều HTX doanh thu hàng chục tỷ mỗi năm. Tuy nhiên các HTX vẫn đang gặp nhiều khó khăn cần được tháo gỡ trong quá trình sản xuất.

Phát triển bền vững và trách nhiệm với cộng đồng từ quyết tâm của doanh nhân năng động

Phát triển bền vững và trách nhiệm với cộng đồng từ quyết tâm của doanh nhân năng động

Ông Pawalit Ua- Amornwanit, Tổng Giám đốc C.P. Việt Nam, luôn quan tâm đến chuyển động thị trường để củng cố hoạt động quản trị trong doanh nghiệp, chú trọng đến các hoạt động bền vững và có trách nhiệm với các hoạt động cộng đồng.

Nghĩ từ cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia

Nghĩ từ cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia

Cuộc thi gameshow kiến thức học sinh Olympia năm 2024, nam sinh người Huế bấm được nút giành quyền trả lời câu hỏi; chưa trả lời thì bạn đã la hét hò reo, lăn ra sàn ăn mừng chiến thắng. Dư luận có người khen nhưng cũng có người nghĩ khác.

Nông dân cần hỗ trợ vốn, khoanh nợ để phục hồi sản xuất sau bão số 3

Nông dân cần hỗ trợ vốn, khoanh nợ để phục hồi sản xuất sau bão số 3

Để phục hồi sản xuất sau bão số 3, nhiều nông dân mong muốn được hỗ trợ nguồn vốn và được vay mới; khoanh nợ, giãn nợ, hoãn trả đối với những khoản vay đã bị cơn bão làm thiệt hại.

Lãnh đạo Hội Nông dân, Bộ NNPTNT lắng nghe ý kiến nông dân xuất sắc

Lãnh đạo Hội Nông dân, Bộ NNPTNT lắng nghe ý kiến nông dân xuất sắc

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX với chủ đề: "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lắng nghe nông dân nói" là dịp để nông dân bày tỏ ý kiến, kiến nghị với lãnh đạo.