Ngày 6/2, tức 27 Tết, bà Phan Thị Thắng - Thứ trưởng Bộ Công Thương, dẫn đoàn kiểm tra tình hình cung ứng hàng hóa Tết tại TP.HCM. Đoàn kiểm tra việc cung ứng hàng hóa tại siêu thị Co.opmart Lý Thường Kiệt và chợ Bến Thành.
Theo bà Thắng, hàng hóa Tết ở TP.HCM rất dồi dào, giá cả ổn định. Các mặt hàng, nhãn hàng phục vụ mùa Tết đảm bảo chất lượng, mẫu mã đẹp mắt, đặc biệt đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện nay rất cao. Cụ thể là các mặt hàng chế biến sẵn, người tiêu dùng có thể mua về và dùng ngay mà không mất nhiều thời gian chế biến.
Theo thông tin báo cáo từ các chợ và siêu thị, bà nhận định năm nay người tiêu dùng có xu hướng mua các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng phục vụ mùa Tết. Riêng những sản phẩm chưa thực sự cần thiết như quần áo, giày dép còn dùng được thì không mua mới.
“Song song đó, các hệ thống siêu thị chăm chút, tăng cường giảm giá. Giá cả ổn định và chưa nghe phản ánh tăng giá. Đến 27 Tết, các siêu thị đang đầy hàng, người dân mua sắm với giá cả bình ổn, phải chăng”, bà Thắng nói.
Ông Nguyễn Ngọc Thắng - Giám đốc khối vận hành hoạt động Co.opmart, cho biết doanh nghiệp đã chuẩn bị nguồn hàng cách đây 6 tháng, gồm hàng hàng bình ổn, hàng thiết yếu, hàng tết và hàng thông dụng hàng ngày.
"Khi phân loại, chúng tôi có chiến lược với đối tác nhà cung cấp, đảm bảo giá cả bình ổn, chấp nhận giảm lợi nhuận, tăng khuyến mãi để kích cầu. Chúng tôi đầu tư chương trình khuyến mãi, bỏ ra gần 200 tỷ khuyến mãi dịp Tết năm nay với nhiều chương trình khác nhau", ông Thắng nói và dự báo tuần cuối cùng trước Tết sức mua tăng tiếp 25% và tăng gấp đôi tuần đầu tiên triển khai chương trình Tết hồi tháng 12.
Ông Ngô Văn Hà - Trưởng ban quản lý chợ Bến Thành, cho biết để đảm bảo nhu cầu sắm Tết của người dân và cả du khách, tiểu thương tại chợ đều niêm yết giá tại quầy, các mặt hàng thực phẩm, nhất là thực phẩm mùa Tết như củ kiệu ngâm, dưa hành… kiểm soát chặt chất lượng.
“Chúng tôi có đội kiểm tra thực hiện kiểm tra từng quầy sạp về chứng từ, hóa đơn, với sản phẩm nhà làm thì phải rõ cơ sở sản xuất, hạn sử dụng, lấy mẫu đo lường mới được bán ở chợ”, ông Hà nói.
Theo ông Hà, đến nay, nguồn hàng tại chợ dồi dào, đa dạng. Các mặt hàng đang tiêu thụ nhiều nhất là tôm khô, mực khô và các loại thực phẩm Tết.
Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, tại TP.HCM, tổng số doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ Tết là 45 doanh nghiệp. Tổng nguồn vốn chuẩn bị phục vụ 2 tháng Tết, doanh nghiệp bình ổn thị trường chuẩn bị hơn 22.000 tỷ đồng; trong đó hơn 8.500 tỷ đồng chuẩn bị hàng bình ổn.
Về lượng hàng, các mặt hàng bình ổn thị trường chiếm thị phần từ 25 - 43% trên thị trường. Doanh nghiệp bình ổn cam kết giữ ổn định giá, không điều chỉnh tăng giá bán trong 1 tháng trước Tết và 1 tháng sau Tết, đồng thời thực hiện giảm giá sâu trong 2 ngày cận Tết đối với các mặt hàng thiết yếu.
Sacombank triển khai chương trình "Đón sinh nhật vàng – Trọn tháng tri ân" từ 9/12 đến 31/12/2024 với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 33 tỷ đồng nhằm cảm ơn khách hàng nhân dịp kỷ niệm 33 năm thành lập ngân hàng, ngày 21/12/1991.
Các hãng hàng không đang chạy đua tăng tải, bổ sung thêm tàu bay để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong cao điểm Tết sắp tới.
Aqua City mới tổ chức sự kiện bàn giao nhà cho cư dân và cập nhật tiến độ xây dựng tiện ích tại phân khu River Park 2 vào ngày 8/12. Cũng trong dịp này, Fiesta 1 Clubhouse quy mô bậc nhất trong dự án đã được đưa vào vận hành phục vụ cư dân.
Giá bất động sản liên tục tăng phi mã khiến giấc mơ sở hữu nhà ở của người dân trở nên khó khăn. Ngay cả nhóm thu nhập cao cũng khó lòng có thể mua nhà.
Danh sách “Top Nhà tuyển dụng yêu thích 2024” từ CareerViet gồm nhiều công ty hàng đầu tại Việt Nam như Vinamilk, Vinpearl, Samsung, FPT, Masan và M_Service, đơn vị vận hành app tài chính Momo.
TP.HCM mới đề xuất chính sách hỗ trợ 3 triệu đồng cho phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi để góp phần cải thiện chất lượng dân số.