
Vì sao dự báo tăng trưởng GDP vẫn ở mức 4,5 - 5%?
Quốc Hải
13/09/2023 12:51 PM (GMT+7)
Số liệu kinh tế trong tháng 7 và tháng 8 chưa xuất hiện những nhân tố vượt trội giúp thúc đẩy tăng trưởng, nên SSI Research vẫn duy trì dự báo tăng trưởng GDP cho cả năm ở mức 4,5 - 5%.

SSI Research dự báo tăng trưởng GDP cho cả năm vẫn được duy trì ở mức 4,5 - 5%. Ảnh: DWG
Nền kinh tế phục hồi chậm
Theo SSI Research, số liệu vĩ mô trong tháng 8 cho thấy nền kinh tế Việt Nam chưa cho thấy sự bứt phá mạnh.
Cụ thể, hoạt động sản xuất và xuất khẩu đã hồi phục nhẹ từ đáy. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 8 tăng 2,6% so với cùng kỳ, với điểm tích cực là động lực chính đến từ nhóm chế biến chế tạo (tăng 3,5%). Ngoài ra, cả 2 chỉ số chế biến chế tạo và chỉ số ngành sản xuất đều phục hồi nhẹ so với tháng trước.
Tương tự trong tháng 8, xuất khẩu giảm 8%, trong đó các nhóm ngành chủ chốt ghi nhận tốc độ giảm thu hẹp so với tháng trước.
Trong các ngành cấp 2, nhóm tăng trưởng cao chủ yếu hưởng lợi từ mức nền thấp vào năm ngoái, như đồ gỗ nội thất tăng 22,9%, thép tăng 24,8%. Nhóm hàng may đã chuyển sang tăng trưởng dương 1,7% sau nhiều tháng ghi nhận sụt giảm, hay ngành điện tử thu hẹp tốc độ giảm chỉ còn 0,3%.
Chỉ số sử dụng lao động có cải thiện so với tháng trước nhưng vẫn giảm mạnh nhất ở các tỉnh có lợi thế về chế biến chế tạo, như Bình Dương giảm 11,7%, Đồng Nai giảm 7,6,1%, Thái Nguyên giảm 7,6%, Hải Phòng giảm 6,5% hay Bắc Ninh cũng 2,3%.

Nguồn: SSI Research
Lĩnh vực tiêu dùng trong nước tiếp tục chậm lại trong khi doanh thu du lịch kém tích cực. Theo đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ danh nghĩa trong 8 tháng tăng 10% so với cùng kỳ và 7,7% khi điều chỉnh lạm phát, nhưng tăng trưởng đang giảm dần.

Nguồn: SSI Research
Doanh thu từ nhóm dịch vụ liên quan đến du lịch lữ hành có kết quả không quá tích cực, khi yếu tố mức nền thấp năm ngoái không còn rõ nét và cũng phản ánh sự thắt chặt chi tiêu của du lịch trong nước.
Doanh thu du lịch kỳ nghỉ lễ 2/9 năm nay giảm gần 17% so với cùng kỳ.
Số lượng khách quốc tế tới Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng đều đặn theo tháng và đạt 1,21 triệu người trong tháng 8, tăng 17% so với tháng trước.
Hiện tại, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã đạt gần 80% so với giai đoạn 2019 và kỳ vọng sẽ tiếp tục khả quan khi chính sách nới lỏng thị thực đã có hiệu lực từ 15/8.
Một yếu tố khác, là giải ngân vốn FDI khả quan, trong khi FDI mới khá tích cực.
Theo đó, tính đến cuối tháng 8, giải ngân FDI đạt 13,1 tỷ USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ và là con số thực hiện 8 tháng cao nhất trong vòng 5 năm qua. Vốn FDI đăng ký mới cũng ghi nhận mức tăng trưởng tích cực 39,7% so với cùng kỳ.

Nguồn: SSI Research
Tuy nhiên, lĩnh vực "mũi nhọn" đầu tư công lại chưa có sự bứt phá mạnh. Cụ thể, tính đến hết tháng 8, tỷ lệ giải ngân đầu tư công đạt 42,3% kế hoạch và tăng 41,1% so với cùng thời điểm năm ngoái, nhờ kế hoạch giải ngân lớn trong năm nay.

Nguồn: SSI Research
Ngoài ra, lĩnh vực lạm phát tổng thể của nền kinh tế đang bật tăng trở lại.
Cụ thể, trong tháng 8, lạm phát tổng thể ghi nhận tháng tăng mạnh thứ 2 liên tiếp, tăng 0,88% so với tháng trước và 2,97% so với cùng kỳ. Đóng góp lớn nhất cho CPI tháng 8 là giá xăng dầu tăng 9,87% so với tháng trước, giá gạo tăng 5% và giá thuê nhà tăng 0,8%.
Do yếu tố tác động tới lạm phát tổng thể là nhóm xăng dầu và lương thực, thực phẩm, lạm phát cơ bản tháng 8 ghi nhận mức tăng thấp hơn, chỉ tăng 0,32% so với tháng trước và 4,02% so với cùng kỳ.
Nhưng nhìn chung, tốc độ hạ nhiệt của lạm phát cơ bản vẫn đang chậm hơn nhiều so với lạm phát chung.

Nguồn: SSI Research
"Bình quân 8 tháng lạm phát tổng thể tăng 3,1% - vẫn nằm trong mục tiêu của Chính phủ trong khi lạm phát cơ bản ghi nhận tăng 4,57%. Với việc lạm phát nằm trong tầm kiểm soát, Chính phủ có những tín hiệu sẽ điều chỉnh giá dịch vụ do Nhà nước quản lý sau nhiều năm trì hoãn", SSI Research, nêu.
Tác động của chính sách tiền tệ nới lỏng đến VND khá hạn chế
Theo SSI Research, tỷ giá bật tăng mạnh trong tháng 8, khi tăng tới 1,7% trong bối cảnh đồng USD ghi nhận tăng 1,6%. Tuy nhiên, VND vẫn ghi nhận tăng giá so với các đồng tiền khác trong khu vực.
Tác động của chính sách tiền tệ nới lỏng đến VND, theo SSI Research là khá hạn chế, và vị thế của NHNN tương đối khác so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái (nhờ lượng dự trữ ngoại hối đã được bổ sung trong giai đoạn 6 tháng đầu năm), cũng như nguồn cung ngoại tệ tích cực, hay cán cân thương mại ước tính thặng dư kỷ lục ở mức 20,6 tỷ USD.
Cùng với đó, mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm, và lãi suất huy động đã về tương đương giai đoạn 2021.
Số liệu cho thấy thanh khoản hệ thống dư thừa trong tháng 8. Các hoạt động trên kênh thị trường mở khá trầm lắng. Nhu cầu tín dụng yếu là lý do giúp thanh khoản hệ thống khá dồi dào, và lãi suất liên ngân hàng giảm xuống vùng 0,2%, trong khi tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 8 tăng 5,3% so với cuối 2022 - tương đương 9,8% so với cùng kỳ.
"Nhìn chung, số liệu kinh tế vĩ mô chưa xuất hiện những nhân tố vượt trội giúp thúc đẩy tăng trưởng, và chúng tôi duy trì dự báo tăng trưởng GDP cho cả năm ở mức 4,5% - 5,0%", SSI Research, nhận định.
Thủ tướng sẽ tham dự Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2023
07/09/2023 14:52Kinh tế TP.HCM 7 tháng đầu năm: Du lịch phục hồi, tăng trưởng ấn tượng
27/07/2023 07:39"Kinh tế TP.HCM đã chạm đáy và đang đi lên"
29/06/2023 18:16
Hà Nội sắp khởi công cụm công nghiệp gần 160 tỷ đồng gần Vành đai 4, ngay chân cầu Hồng Hà
Hà Nội giao 60.000m² đất tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Hồng Hà, huyện Đan Phượng. Đây là cụm công nghiệp có vị trí nằm ngay đường vành đai 4, chân cầu Hồng Hà sắp khởi công xây dựng.
Bật mí cách duy nhất giúp Đông Nam Á đẩy lùi 'cơn lũ' hàng giá rẻ Trung Quốc
Từ tủ gỗ đến quần áo, sự cạnh tranh khốc liệt từ hàng giá rẻ Trung Quốc đang làm đảo lộn hoạt động kinh doanh và sinh kế tại Đông Nam Á. Câu hỏi đặt ra là điều gì đang chờ đợi phía trước và làm thế nào để Đông Nam Á có thể đẩy lùi 'cơn lũ' hàng hóa giá rẻ Trung Quốc?
TikTok có nguy cơ bị phạt tới 6% doanh thu toàn cầu vì vi phạm quy định của EU
Ứng dụng truyền thông xã hội TikTok đã bị các cơ quan quản lý công nghệ EU buộc tội vì vi phạm các quy tắc về nội dung trực tuyến của EU, khiến chủ sở hữu ByteDance có nguy cơ bị phạt tới 6% doanh thu toàn cầu.
Hai trường đại học hàng đầu Châu Á về tạo ra số người siêu giàu
Theo nghiên cứu của Altrata, Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và Đại học Thanh Hoa Trung Quốc là những trường đại học hàng đầu châu Á về đào tạo ra những cựu sinh viên siêu giàu.
Giới siêu giàu châu Á 'tháo chạy' khỏi tài sản Mỹ vì lo sợ thuế quan của ông Trump
Các gia đình giàu nhất châu Á đang cắt giảm đầu tư vào tài sản tại Mỹ vì cho rằng chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đã khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới trở nên khó dự đoán hơn nhiều, theo Bloomberg.