Thứ sáu, 29/09/2023

Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng: Cần cứu doanh nghiệp từ sớm, từ xa

11/05/2023 8:30 AM (GMT+7)

“Hiện nay rất khó khăn, doanh nghiệp khánh kiệt. Tôi hay nói đùa, đừng để nhìn thấy quan tài, khiêng ra đồng mới nhỏ lệ. Lúc đó sẽ không kịp. Chúng ta nên cứu từ sớm, từ xa...”.

Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh khi trao đổi với PV báo Tiền Phong sau bài phát biểu với nhiều thông tin gây chú ý tại phiên họp thứ 23, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, tình hình triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

-Thưa Bộ trưởng, sau báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 và những tháng đầu năm 2023 có nhiều thông tin đưa ra tuy “sốc” nhưng phản ánh đúng thực trạng hiện nay, ông có nhận được phản hồi gì từ cộng đồng doanh nghiệp?

Tôi không nhận được ý kiến gì xung quanh phát biểu này từ họ, chỉ có các cụ về hưu động viên.

Nhưng thực tế quá rõ, nhìn thẳng vào vấn đề để quyết liệt hơn với những giải pháp đưa ra, thưa ông?

Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng: Cần cứu doanh nghiệp từ sớm, từ xa - Ảnh 1.

Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại phiên họp thứ 23, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 9/5. Ảnh: Như Ý

Thực tế là như thế nhưng không ai nói. Hiện nay rất khó khăn, doanh nghiệp khánh kiệt. Tôi hay nói đùa, đừng để nhìn thấy quan tài, khiêng ra đồng mới nhỏ lệ. Lúc đó sẽ không kịp. Chúng ta nên cứu từ sớm, từ xa. Cứu doanh nghiệp bởi chính họ là cứu cánh cho nền kinh tế. Doanh nghiệp sống khỏe, nền kinh tế mới khỏe. Doanh nghiệp hắt hơi, vỡ nợ sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy. Cho nên cần tập trung tháo gỡ cho họ từ thủ tục hành chính đến hỗ trợ vốn vay.

Bộ ngành, địa phương đá qua đá lại, đá lên đá xuống

-Vậy Bộ KH&ĐT có biện pháp nào tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp một cách hiệu quả, thưa ông?

Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp như giãn hoãn thuế, miễn giảm thuế, các nghị quyết về bất động sản, tiền tệ... Thế nhưng, chính sách tiền tệ của mình chặt quá nên nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận. Nếu không nới room tín dụng cho nền kinh tế thì sẽ còn rất khó khăn. Dòng tiền như mạch máu, máu mà không chảy, ngưng lại là chết.

Hôm qua (tức sáng 9/5), tôi cũng khuyến cáo, nên bơm tín dụng ra cho nền kinh tế. Bởi vì tăng trưởng tín dụng thời gian qua quá thấp so với thông thường. Quan trọng nhất hiện nay là tâm lý sợ, không dám thực hiện. Bộ ngành, địa phương đá qua đá lại, đá lên đá xuống. Công việc trì trệ, ách tắc là khó khăn lớn nhất.

-Hẳn là ông nhận được nhiều phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp?

Bộ KH&ĐT đã họp với doanh nghiệp và không những thế, họ phản ánh qua nhiều kênh khác nhau trước tình trạng khó khăn. Tôi không tiện nêu tên những doanh nghiệp đó. Có chủ tịch tập đoàn lớn nói với tôi, phải bán bớt tài sản để duy trì uy tín thương hiệu, trả lương nhân viên, nộp tiền thuế… Nhưng đau nhất là bán giá trị, có khi chỉ còn một nửa, toàn doanh nghiệp nước ngoài vào mua bán và sáp nhập. Doanh nghiệp khổ lắm.

-Thế nhưng khủng hoảng đang là câu chuyện toàn cầu, đâu riêng nước nào, thưa ông?

Sáng 9/5, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhắc lại việc năm 2022, khi TP.HCM gửi, hỏi (bộ) 584 văn bản và Bộ đã trả lời 604 văn bản. Tuy nhiên, các vấn đề hỏi này đều thuộc thẩm quyền của TP.HCM.

Ảnh hưởng khủng hoảng là chuyện bình thường. Doanh nghiệp không vay được tiền chấp nhận bán tài sản, bán lỗ để có dòng tiền quay vòng trong hoạt động.

Khổ cái là, doanh nghiệp tích cóp được đồng nào thì phải bán tống bán tháo, mất hết. Những doanh nghiệp lớn, chúng ta cần bảo vệ, phải giữ cho họ. Đây là thông lệ của nhiều quốc gia, dùng hết cách để cứu doanh nghiệp lớn. Trường hợp hết thuốc chữa, cơ quan chức năng mới để doanh nghiệp phá sản.

Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp và đã tháo gỡ một phần. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán đã gỡ một phần; chính sách điều hành tiền tệ… Tuy vậy, lãi suất vẫn cao quá, gần 10%, chưa kể trả phí ngoài; trong khi ở nước ngoài chỉ trên 6%. Doanh nghiệp đã kêu suốt. Đơn hàng bị cắt giảm, thị trường giảm sút, thu hẹp…

Cám ơn ông!

Theo Tiền phong


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

 Trung Quốc khánh thành tuyến đường sắt cao tốc vượt biển đầu tiên

Trung Quốc khánh thành tuyến đường sắt cao tốc vượt biển đầu tiên

Ngày 28/9, Trung Quốc đã khánh thành và đưa vào vận hành tuyến đường sắt cao tốc vượt biển đầu tiên, nối các thành phố Phúc Châu, Hạ Môn và Chương Châu ở tỉnh Phúc Kiến.

Hai phân khúc bất động sản có nhiều dấu hiệu phục hồi rõ nét

Hai phân khúc bất động sản có nhiều dấu hiệu phục hồi rõ nét

Chuyên gia nhận định từ quý III/2023 đến hai quý đầu của năm 2024 sẽ thấy nhiều hơn các điểm sáng tích cực. Trong đó, phân khúc nhà ở xã hội và bất động sản công nghiệp sẽ có nhiều dấu hiệu tích cực nhất.

Bánh trung thu xả hàng, giá rẻ chỉ còn một nửa ngay ngày Rằm tháng 8

Bánh trung thu xả hàng, giá rẻ chỉ còn một nửa ngay ngày Rằm tháng 8

Hôm nay, chính Rằm tháng 8, giá bánh trung thu từ vài chục đến hơn trăm nghìn đồng/cái đã liên tục giảm để đẩy hàng, nhiều nơi mạnh tay xả rẻ chỉ còn một nửa hoặc "mua 1 tặng 1".

Hút ròng quá lớn có thể gây hiểu lầm rằng Ngân hàng Nhà nước đang thắt chặt tiền tệ

Hút ròng quá lớn có thể gây hiểu lầm rằng Ngân hàng Nhà nước đang thắt chặt tiền tệ

Động thái hút ròng liên tiếp nhiều người lo ngại Ngân hàng Nhà nước sẽ quay lại thời kỳ lãi suất cao. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, động thái này không đồng nghĩa với sự đảo chiều trong chính sách tiền tệ mà chỉ là một bước đi để đối phó với việc tỷ giá tăng cao.

Festival nông sản Hà Nội lần 2 quy mô 160 gian hàng

Festival nông sản Hà Nội lần 2 quy mô 160 gian hàng

Tối 28/9, tại sân vận động huyện Sóc Sơn, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức khai mạc “Festival nông sản Hà Nội lần 2 năm 2023”, từ ngày 28/9 đến hết ngày 1/10/2023, có quy mô 160 gian hàng. .

Những tín hiệu tốt của thị trường bất động sản

Những tín hiệu tốt của thị trường bất động sản

Lãi suất ngân hàng giảm, nhiều dự án đã hoàn thiện được thủ tục pháp lý, hạ tầng giao thông đang được đẩy mạnh đầu tư… là những bệ đỡ tích cực cho thị trường bất động sản. Nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định, năm 2024, thị trường bất động sản sẽ hồi phục.