Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) vừa ban hành Nghị quyết về việc thay đổi tên thương mại.
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), nay được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Thịnh Vượng và Phát triển (PGBank). Ảnh: PGBank
Cụ thể, tên tiếng Việt cũ của nhà băng này là Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), nay được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Thịnh Vượng và Phát triển.
Tên viết bằng tiếng nước ngoài thay đổi từ Petrolimex Group Commercial Joint Stock Bank thành Prosperity And Growth Commercial Joint Stock Bank.
Tên viết tắt cũ là PG Bank (chữ PG và chữ Bank có khoảng cách), nay được thay đổi thành PGBank (chữ PG dính liền chữ Bank).
Theo PGBank, tên thương mại và logo của ngân hàng đang sử dụng được gắn với cổ đông lớn trước đây là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Tuy nhiên, hiện tại Petrolimex đã thoái vốn và không còn là cổ đông lớn.
Do đó, việc thay đổi tên thương mại và bộ nhận diện thương hiệu mới của ngân hàng là cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế.
PGBank cũng thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính từ Tầng 16, 23, 24 Tòa nhà Mipec (số 229 Tây Sơn, phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, Hà Nội) về địa chỉ mới là Tòa nhà HEAC (số 14-16 Hàm Long, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Mới đây, HĐQT nhà băng này cũng có quyết định bổ nhiệm bà Đinh Thị Huyền Thanh giữ chức vụ Tổng Giám đốc Ngân hàng kể từ ngày 17/11 với thời hạn 5 năm.
Bà Đinh Thị Huyền Thanh sinh năm 1981 và có hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên, bà Huyền Thanh chỉ mới gia nhập PG Bank vào tháng 7/2023 với vai trò Giám đốc Khối Quản trị và Phát triển nguồn nhân lực.
Về kết quả kinh doanh, theo Báo cáo tài chính quý III/2023 đã công bố, phần lớn các mảng kinh doanh của PGBank trong quý III đều đi lùi so với cùng kỳ.
Cụ thể, thu nhập lãi thuần giảm 16% xuống còn gần 279 tỷ đồng. Các khoản thu ngoài lãi đều sụt giảm mạnh như lãi từ dịch vụ giảm 42%, lãi từ kinh doanh ngoại hối giảm 61%, lãi từ hoạt động khác cũng giảm 76%.
Mặc dù ngân hàng đã giảm 26% chi phí dự phòng, xuống còn hơn 57 tỷ đồng nhưng lợi nhuận trước thuế vẫn giảm mạnh 60% so với cùng kỳ, chỉ còn gần 57 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, dù thu nhập lãi thuần tăng trưởng 10% so với cùng kỳ lên hơn 959 tỷ đồng,, cùng với việc giảm 34% trích lập dự phòng rủi ro xuống 144 tỷ đồng nhưng PGBank chỉ thu được 360 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 7% so với cùng kỳ.
Tính đến cuối tháng 9/2023, tổng tài sản của PGBank ghi nhận ở mức 47.833 tỷ đồng, giảm 2,4% so với đầu năm. Trong đó, tiền mặt giảm 35% xuống 215 tỷ đồng; tiền gửi Ngân hàng Nhà nước giảm 50%, còn 425 tỷ đồng; cho vay khách hàng tăng 4,9% đạt 30.485 tỷ đồng.
Về chất lượng nợ vay, tổng nợ xấu tại thời điểm 30/9/2023 của PGBank là 796 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng mạnh nhất, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 2,56% lên 2,61%.
Hồi tháng 9, PGBank đã công bố các báo cáo về 3 cổ đông lớn của ngân hàng là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và phát triển thương mại Gia Linh, Công ty CP Quốc tế Cường Phát và Công ty CP Thương mại Vũ Anh Đức.
Cả 3 doanh nghiệp này là các nhà đầu tư tổ chức mua khoảng 120 triệu cổ phiếu PGB, tương đương 40% vốn điều lệ PGBank tại buổi bán đấu giá hồi tháng 4/2023 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Số tiền mà cả 3 công ty này bỏ ra là gần 2.568 tỷ đồng.
Cục Nghiệp vụ thuộc Tổng cục Quản lý Thị trường đã tạm giữ hơn 200 xe đạp điện ở TP.HCM và Bến Tre sau ba ngày truy vết và kiểm tra đồng loạt 10 điểm kinh doanh Phoxedien.com
Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết trên địa bàn TP có nhiều vị trí "đất vàng" nhưng bị vướng về pháp lý trong các vụ việc, vụ án, cần phải rà soát lại.
Kế hoạch mở rộng đường vào cảng Cát Lái của UBND TP.HCM cần hơn 2.075 tỷ đồng cho 2km đường.
Công ty Sabeco, được thị trường biết đến với tên Bia Sài Gòn, sẽ chi trả hơn 1.030 tỷ đồng tiền cổ tức cho tập đoàn mẹ Thai Beverage của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdivào đầu năm 2024.
Các tháng cuối năm, nhu cầu sử dụng tiền, vay tiền để trang trải cuộc sống, giải quyết công việc của người dân càng gia tăng. Đây cũng là thời điểm thuận lợi để các nhóm "tín dụng đen" tiếp cận giăng lưới các "con mồi".
Thời gian qua, TP.HCM đẩy mạnh công tác kiểm tra vi phạm nồng độ cồn, nhiều dân nhậu hạn chế đến quán, dẫn đến nhiều chủ kinh doanh ế ẩm, giảm đến 80% doanh thu.