Thứ sáu, 03/05/2024

Kiến nghị thu hẹp đối tượng không chịu thuế VAT

13/08/2023 1:00 PM (GMT+7)

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), quy định về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) tại dự thảo mà Bộ Tài chính lấy ý kiến đang gây tác động không mong muốn cho các doanh nghiệp, gây ra tình trạng "bảo hộ ngược", khuyến khích nhập khẩu hàng hoá thay vì sản xuất trong nước.

Mới đây, VCCI có văn bản gửi Bộ Tài chính về việc góp ý đối với Dự thảo xây dựng Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), trong đó kiến nghị cần tiếp tục thu hẹp hơn các mặt hàng không chịu thuế VAT, tránh "ưu tiên" cho doanh nghiệp nước ngoài và gây bất lợi cho doanh nghiệp trong nước.

Tránh gây "bảo hộ ngược"

Theo đó, tại Điều 5 của Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) quy định về đối tượng không chịu thuế gồm nhiều mặt hàng như: nông sản chưa chế biến, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón,... và một số loại máy móc, thiết bị, vật tư khác. Các doanh nghiệp trong nước sản xuất hàng hoá này hiện đang không phải đóng thuế VAT cho sản phẩm đầu ra.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp này cũng không được khấu trừ thuế VAT đầu vào, trong khi đó, sản phẩm tương tự nhập khẩu không phải chịu thuế VAT khi nhập khẩu nhưng lại được hoàn thuế VAT khi xuất khẩu ra khỏi nước đối tác.

VCCI cho rằng, như vậy với các mặt hàng thuộc diện không chịu thuế, hàng hoá nhập khẩu đang có chi phí thuế thấp hơn hàng hoá sản xuất trong nước.

Theo khảo sát của VCCI, số thuế VAT chưa được khấu trừ của các mặt hàng trên xuất phát từ các chi phí đầu vào chịu thuế như chi phí nhà xưởng, văn phòng, chi phí năng lượng, chi phí vận tải và một số chi phí khác.

Theo phản ánh của các doanh nghiệp, tỷ lệ thuế VAT chưa được khấu trừ có thể dao động từ 1% đối với một số loại nông sản đến 8% đối với phân bón, máy móc. Như vậy, quy định về đối tượng không chịu thuế VAT đang gây tác động "bảo hộ ngược", khuyến khích nhập khẩu hàng hoá thay vì sản xuất trong nước.

Theo cơ quan này, nếu so sánh với thuế nhập khẩu, khi đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA), Việt Nam chỉ chấp nhận hạ thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng và đối tác theo nguyên tắc có đi, có lại, tức là các nước khác cũng phải đồng ý mở cửa thị trường cho hàng hoá của Việt Nam.

Trong khi đó, quy định về đối tượng không chịu thuế VAT đã khiến Việt Nam "cho không" các nước đối tác số tiền thuế VAT rất lớn và "mở toang" thị trường trong nước với lợi thế "nghiêng về" hàng nhập khẩu.

Cần có phương án giải quyết

Tuy dự thảo đã đưa ra định hướng thu hẹp phạm vi đối tượng không chịu thuế tại Điều 5 của Luật. Nhưng dự thảo mới chỉ đề cập vấn đề này đối với phân bón, tàu cá và máy móc nông nghiệp với giải pháp đưa ra là chuyển các mặt hàng này từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế suất 5%. Các mặt hàng còn lại thuộc diện không chịu thuế, dù gặp vấn đề "bảo hộ ngược" tương tự, nhưng chưa có giải pháp.

Do đó, VCCI đề xuất 4 phương án về đối tượng chịu thuế VAT. Trong đó phương án 1 là chuyển các mặt hàng không chịu thuế sang diện chịu thuế với các mức thuế suất 5%.

Phương án 2 chuyển các mặt hàng không chịu thuế sang diện chịu thuế với các mức thuế suất 5% hoặc 0%. Theo đó, các mặt hàng có tỷ trọng thuế VAT chưa được khấu trừ trên 5% thì chuyển về mức 5%, còn các mặt hàng có tỷ trọng thuế VAT chưa được khấu trừ dưới 5% thì chuyển về mức 0%.

Phương án 3 chuyển các mặt hàng không chịu thuế sang diện chịu thuế với các mức thuế suất khác nhau. Phương án này sẽ khiến các mặt hàng sản xuất trong nước và mặt hàng nhập khẩu chịu chung một mức thuế suất, xoá bỏ toàn bộ việc bảo hộ ngược.

Phương án 4 cho phép doanh nghiệp trong nước chọn phương pháp tính thuế với toàn bộ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng trong nước (không thuộc diện xuất khẩu) được phân loại vào hai nhóm với thuế suất 5% và 10%. Theo đó, chuyển toàn bộ hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế sang diện thuế suất 5%; không còn diện hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế.

Dựa trên các ưu nhược điểm của từng phương án, VCCI đề xuất ban soạn thảo cân nhắc lựa chọn phương án 3 hoặc phương án 4.

Theo Nhân dân

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bất động sản Phát Đạt bị thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Bất động sản Phát Đạt bị thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Ủy ban Nhân dân TP.HCM vừa quyết định thu hồi dự án nhà thi đấu thể thao Phan Đình Phùng từ Phát Đạt để chuyển sang hình thức đầu tư công do công ty này chưa thể triển khai thi công.

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Ngày 26/4, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Lý do xe điện Trung Quốc BYD khó thành công khi bán ở Việt Nam

Lý do xe điện Trung Quốc BYD khó thành công khi bán ở Việt Nam

Sắp tới, thị trường ô tô sẽ thêm sôi động với sự góp mặt của BYD, "trùm" xe điện đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, BYD có thành công hay không khi phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trước khi mở bán chính thức?

Thành lập Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo: Mục tiêu đào tạo ra sao?

Thành lập Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo: Mục tiêu đào tạo ra sao?

Trực thuộc Hiệp hội Blockchain Việt Nam, Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo vừa thành lập đặt mục tiêu đào tạo và phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030.

Nhà thuốc Long Châu thu gần 61 tỷ đồng mỗi ngày, đang tiếp tục mở rộng ồ ạt

Nhà thuốc Long Châu thu gần 61 tỷ đồng mỗi ngày, đang tiếp tục mở rộng ồ ạt

Trung bình mỗi ngày, chuỗi nhà thuốc Long Châu thu gần 61 tỷ đồng. Chuỗi này tiếp tục có kế hoạch mở thêm 400 nhà thuốc trong năm nay.

Bất động sản giáp ranh TP.HCM tiếp tục hưởng lợi từ hạ tầng

Bất động sản giáp ranh TP.HCM tiếp tục hưởng lợi từ hạ tầng

Khu vực giáp ranh TP.HCM đang hưởng lợi rất lớn từ hạ tầng, giao thông. Đây là trợ lực quan trọng giúp các doanh nghiệp dịch chuyển xu hướng đầu tư, phát triển sản phẩm nhà ở khu vực tiệm cận.