Thứ sáu, 17/05/2024

Tìm thuốc chữa bệnh "ngân hàng thừa tiền"

13/09/2023 9:30 AM (GMT+7)

Cùng với giảm lãi suất cho vay, cần thêm nhiều giải pháp kích cầu tiêu dùng, đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp để tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.

Số liệu cập nhật mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy thống kê đến cuối tháng 8-2023, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế mới đạt khoảng 12,56 triệu tỉ đồng, tăng 5,3% so với cuối năm ngoái (cùng kỳ năm 2022 tăng 9,87%). Nhu cầu vay giảm, huy động vốn vẫn tăng khiến các Ngân hàng thương mại tồn kho một lượng tiền rất lớn.

Vay trả nợ ngân hàng khác cũng khó

Để thúc đẩy tín dụng, trong bối cảnh nhu cầu vốn của doanh nghiệp chưa cao, nhiều Ngân hàng thương mại đã đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân nhưng cũng không đơn giản. Anh Hoàng Bách (ngụ TP Thủ Đức, TP.HCM) cho biết khi thấy một số Ngân hàng giới thiệu lãi suất cho vay mới chỉ từ 6%-8%/năm, anh lập tức liên hệ Ngân hàng đang vay vốn hỏi thủ tục để chuyển khoản vay mua nhà 1,5 tỉ đồng, lãi suất 12%/năm sang Ngân hàng khác theo quy định mới thì được cán bộ tín dụng thông báo là nếu chuyển đi, sẽ phải... trả lại lãi suất ưu đãi trong 2 năm đầu. "Họ nói phải tất toán trước hạn sau 5 năm mới không bị thu hồi lãi suất ưu đãi, trong khi khoản vay của tôi mới được 4 năm" - anh Hoàng Bách kể.

Tìm thuốc chữa bệnh "ngân hàng thừa tiền" - Ảnh 1.

Nhu cầu vay giảm, huy động vốn vẫn tăng khiến các Ngân hàng thương mại tồn kho một lượng tiền rất lớn. Ảnh: TẤN THẠNH

Trường hợp khác, chị Ngọc Diệp (ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) cũng đang có khoản vay tại một Ngân hàng cổ phần với lãi suất 13,5%/năm, tăng rất nhanh sau 1 năm hưởng lãi suất ưu đãi 8%/năm. Mỗi tháng, cả gốc và lãi chị phải trả khoảng 15 triệu đồng, gần hết thu nhập của một người trong nhà.

"Tôi liên hệ một Ngân hàng thương mại quốc doanh, nơi đang triển khai chính sách cho vay trả nợ Ngân hàng khác với lãi suất ưu đãi thì được thông báo chung cư nơi tôi ở không thuộc diện được vay vốn. Vì chủ đầu tư trước đây liên kết với Ngân hàng thương mại để đầu tư dự án và hỗ trợ khách hàng vay mua nhà nên giờ muốn chuyển khoản vay rất phức tạp" - chị Ngọc Diệp thất vọng nói.

Rất nhiều khách hàng khác cũng rơi vào tình trạng tương tự, như căn hộ chung cư chưa có sổ hồng nên chỉ có thể tiếp tục trả lãi vay ở Ngân hàng đã liên kết với chủ đầu tư dự án. Nếu vay mua ô tô muốn chuyển khoản vay phải định giá lại tài sản ở thời điểm hiện tại - thấp hơn rất nhiều so với trước.

Không chỉ khách hàng cá nhân, không ít khách hàng doanh nghiệp đang vay lãi suất trên 10% muốn chuyển khoản vay sang Ngân hàng khác để hưởng lãi suất thấp hơn nhưng cũng không đơn giản. Kết quả là giải pháp tăng trưởng tín dụng vẫn là vấn đề "đau đầu".

Chờ lãi suất giảm thêm?

Tín dụng khó tăng trong khi lượng tiền gửi dồi dào đang tạo thêm sức ép giảm lãi suất cho vay. Giám đốc một chi nhánh của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) tại TP.HCM cho hay Ngân hàng đang dư vốn nên phải giảm mạnh lãi suất đầu vào. Thậm chí lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng tại một số Ngân hàng chỉ ở mức 5,5%/năm, thấp hơn 0,3 điểm % so với lãi suất của 4 Ngân hàng lớn gồm Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank.

"Lãi suất cho vay đi xuống nhưng dư nợ cho vay lại tăng thêm không nhiều. Để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng không còn cách nào khác ngoài việc liên tục giảm 1-2 điểm % lãi suất khi doanh nghiệp tất toán khoản vay ngắn hạn, tiếp tục vay mới. Còn khách hàng cá nhân muốn chuyển khoản vay dài hạn đến Ngân hàng khác, chúng tôi sẽ xem xét giảm lãi suất để giữ chân họ" - giám đốc chi nhánh của Eximbank nói.

Ông Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận phân tích vĩ mô và chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán VNDIRECT, nhận định lãi suất cho vay có thể giảm mạnh hơn trong những tháng tới do chi phí vốn của Ngân hàng thương mại đang giảm nhờ tác động từ các đợt cắt giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Dự báo mặt bằng lãi suất cho vay có thể giảm thêm 1-1,5 điểm % trong những tháng tới. Lãi suất cho vay giảm sẽ là yếu tố thúc đẩy nhu cầu vay tiêu dùng và đầu tư tư nhân.

TS Nguyễn Hữu Huân, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH), nhận định chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm từ 14%-15% cho năm 2023 là tương đối khó trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn.

Dù vậy, có thể kỳ vọng xuất khẩu từ nay đến cuối năm sẽ khả quan hơn, đặc biệt là các ngành nông sản, điện tử được dự báo tích cực hơn so với giai đoạn trước, từ đó tăng nhu cầu vay vốn tín dụng của DN. Như riêng thị trường Mỹ, tính đến tháng 8, hàng tồn kho đã giảm còn 10% (từ mức 20% hồi 6 tháng đầu năm) và dự báo sẽ tiếp tục giảm.

"Với xu hướng này, nhiều khả năng Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới sẽ nhập hàng trở lại, mở ra cơ hội cho thị trường xuất khẩu Việt Nam. Dù mục tiêu khó đạt nhưng những tháng cuối năm tín dụng có thể khởi sắc và tiệm cận với mức cơ quan quản lý đề ra, tương ứng với mức tăng trưởng khoảng 10%-11%" - TS Nguyễn Hữu Huân nói.

Nói về giải pháp Ngân hàng có chấp nhận rủi ro cao hơn khi đẩy vốn tín dụng ở thời điểm hiện tại? đại diện một số Ngân hàng thương mại cho biết do nhu cầu thị trường không có nên doanh nghiệp không mặn mà vay vốn. Do vậy, rất cần Chính phủ đẩy mạnh các giải pháp liên quan đến kích cầu tiêu dùng, tiếp tục thúc đẩy giải ngân đầu tư công, khôi phục niềm tin thị trường... Song song đó, các Ngân hàng có thể chấp nhận rủi ro cao hơn nhưng cho vay phải thu hồi được vốn, các dự án phải có cơ sở pháp lý chắc chắn để tránh nợ xấu gia tăng trong tương lai.


Đề xuất 4 nhóm giải pháp

Theo Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống vẫn thấp so với cùng kỳ các năm trước chủ yếu xuất phát từ các yếu tố khách quan như tác động của đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. Một số nhóm khách hàng có nhu cầu nhưng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn, nhất là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa; tác động từ khả năng hấp thụ vốn của nhóm bất động sản...

Để thúc đẩy tín dụng từ nay tới cuối năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đề xuất 4 nhóm giải pháp gồm: kích cầu đầu tư, tiêu dùng, thúc đẩy các động lực tăng trưởng kinh tế; phát triển các loại thị trường (trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản); nâng cao năng lực, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp và nhóm giải pháp về tiền tệ, tín dụng, lãi suất.

Theo Người Lao động

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tái hiện không gian trồng sâm Ngọc Linh tại Lễ hội sâm TP.HCM

Tái hiện không gian trồng sâm Ngọc Linh tại Lễ hội sâm TP.HCM

Tại Lễ hội Sâm và Hương liệu, dược liệu Quốc tế TP.HCM năm 2024 sẽ có không gian nhà màng, tái hiện mô hình trồng sâm Ngọc Linh.

“Đã thèm” với lễ hội Bánh mì tại TP.HCM

“Đã thèm” với lễ hội Bánh mì tại TP.HCM

Lễ hội Bánh mì đang diễn ra tại TP.HCM thu hút rất đông người dân và du khách. Lễ hội năm nay thay đổi địa điểm tổ chức, kỳ vọng mang lại nhiều trải nghiệm thú vị về ẩm thực cho khách tham quan.

Sản phẩm cân bằng dinh dưỡng của Meiji đã có mặt tại thị trường Việt Nam

Sản phẩm cân bằng dinh dưỡng của Meiji đã có mặt tại thị trường Việt Nam

Công ty Cổ phần Sóng Thần Hà Nội (Magicwave) vừa phối hợp với Công ty TNHH Meiji Food Việt Nam tổ chức “Lễ ra mắt sản phẩm cân bằng dinh dưỡng MeiBalance của hãng sản xuất Meiji Nhật Bản và công bố hệ thống phân phối sản phẩm MeiBalance chính hãng tại Việt Nam”.

Điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công TP.HCM sẽ đạt hiệu quả cao

Điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công TP.HCM sẽ đạt hiệu quả cao

Tổng số trụ sở các cơ quan, đơn vị ở TP.HCM có điện mặt trời áp mái là 440 trụ sở với tổng công suất lắp đặt 43,312MWp; dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 650 tỷ đồng, theo ông Nguyễn Phương Duy, Phó trưởng phòng Quản lý năng lượng, Sở Công Thương TP.HCM.

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Sở Công Thương TP.HCM hôm nay 17/5 tổng kết kết quả về hợp tác thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau 5 năm tại thành phố.