Chủ nhật, 13/10/2024

Việt Nam có ba đại diện trong danh sách Nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á

N.L

13/10/2024 7:46 AM (GMT+7)

Tạp chí Fortune (Mỹ) vừa công bố danh sách Những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á, qua đó vinh danh 100 nữ doanh nhân hàng đầu các lĩnh vực. Trong đó, Việt Nam có ba đại diện góp mặt trong danh sách này.

Đứng ở vị trí 66 trong danh sách là bà Nguyễn Thị Phương Thảo, nhà sáng lập và Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietjet - hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam. Bà đã thành lập hãng hàng không giá rẻ Vietjet vào năm 2011, với mục tiêu biến việc di chuyển bằng đường hàng không trở nên dễ tiếp cận hơn ở cả thị trường nội địa và quốc tế. 

Việt Nam có ba đại diện trong danh sách Nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - nhà sáng lập và Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietjet. Ảnh: TTXVN

Kể từ khi đi vào hoạt động, Vietjet đã ghi nhận đà tăng trưởng nhanh chóng. Năm ngoái, hãng đã phục vụ 25,3 triệu lượt hành khách, vượt qua con số 24,1 triệu lượt khách của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines. 

Sự tăng trưởng vượt bậc của Vietjet trong thời gian gần đây chủ yếu đến từ các đường bay quốc tế. Cụ thể, Vietjet đã vận chuyển 7,6 triệu lượt khách quốc tế trong năm ngoái, tăng 183% so với năm 2022. Với những thành tựu đáng nể trong lĩnh vực hàng không, bà Nguyễn Thị Phương Thảo thường được biết đến là nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam.


Việt Nam có ba đại diện trong danh sách Nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á - Ảnh 2.

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Giám đốc điều hành (CEO) của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín (Sacombank)

Trong khi đó, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Giám đốc điều hành (CEO) của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín (Sacombank), đứng ở vị trí 71 trong danh sách của Fortune. Dưới sự dẫn dắt của vị nữ tướng này, ngân hàng Sacombank đang trên đà hoàn thành ngoạn mục kế hoạch tái cơ cấu kéo dài 7 năm, dự kiến kết thúc trong năm nay. 

Gia nhập Sacombank từ năm 2002, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm được bổ nhiệm vào vị trí CEO vào năm 2017, hai năm sau thương vụ sáp nhập giữa Sacombank và Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Commercial Bank) theo chủ trương xử lý nợ xấu của Chính phủ. Kể từ đó, Sacombank đã liên tục vượt qua các mục tiêu tăng trưởng và nâng gấp đôi quy mô tài sản lên 27 tỷ USD.

Đại diện cuối cùng của Việt Nam trong danh sách nói trên là bà Mai Kiều Liên- CEO của Vinamilk. Từng theo học tại Liên Xô, bà Mai Kiều Liên gắn bó với Vinamilk từ những ngày đầu sau khi tốt nghiệp vào năm 1976 với vị trí kỹ sư công nghệ phụ trách phân xưởng sữa đặc. 

Với năng lực và tâm huyết của mình, bà đã trở thành "thuyền trưởng" và chèo lái Vinamilk, công ty sữa hàng đầu Việt Nam, từ năm 1992 đến nay. Từ một doanh nghiệp quốc doanh, Vinamilk dưới sự dẫn dắt của bà Mai Kiều Liên đã chính thức cổ phần hóa vào năm 2003, và hiện là công ty thực phẩm - đồ uống lớn nhất niêm yết tại Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE), với vốn hóa 6 tỷ USD.

Việt Nam có ba đại diện trong danh sách Nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á - Ảnh 3.

Bà Mai Kiều Liên - CEO của Vinamilk. Ảnh: vinamilk.com.vn

Đây là năm đầu tiên Fortune công bố danh sách Những phụ nữ quyền lực nhất châu Á (MPW Asia). 100 nữ doanh nhân trong bảng xếp hạng MPW Asia năm nay đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Việt Nam và Australia.

Hơn một nửa trong số 100 nữ doanh nhân này giữ chức vụ CEO, 26 người là Chủ tịch Hội đồng quản trị và 11 người là Giám đốc Tài chính. 13 người đang là lãnh đạo vùng của các tập đoàn đa quốc gia, trong đó có cả các công ty nằm trong danh sách Fortune 500 như Starbucks, McDonald's và Nike. Hơn 10% đã sáng lập doanh nghiệp mà mình đang điều hành.

Đặc biệt, 20 gương mặt trong danh sách MPW Asia cũng được vinh danh trong danh sách Những nữ doanh nhân quyền lực nhất toàn cầu - một bảng xếp hạng uy tín được Fortune công bố lần đầu vào năm 1998.

(Theo Fortune)

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cảnh báo 4 lỗ hổng an ninh mạng nguy hiểm đe dọa hệ thống thông tin tại Việt Nam

Cảnh báo 4 lỗ hổng an ninh mạng nguy hiểm đe dọa hệ thống thông tin tại Việt Nam

4 lỗ hổng an ninh mạng nghiêm trọng nhất, từ các thiết bị IoT đến mã độc thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đang gây nguy hiểm với các cơ quan Chính phủ và doanh nghiệp tại Việt Nam.

Tiến độ tiêm chủng vaccine sởi tại TP.HCM đang cần được đẩy mạnh

Tiến độ tiêm chủng vaccine sởi tại TP.HCM đang cần được đẩy mạnh

Cơ quan chức năng ngành y tế TP.HCM cho biết tính đến thời điểm hiện nay đã có 99% trẻ từ 1-10 tuổi chưa tiêm đủ mũi vaccine sởi đã được tiêm chủng.

Doanh nghiệp ứng phó ra sao với tăng giá điện?

Doanh nghiệp ứng phó ra sao với tăng giá điện?

Bộ Công Thương vừa quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ 2.006,79 đồng lên 2.103,11 đồng/kWh, tương đương mức tăng 4,8%. Mức tăng giá lần này đã được nhiều doanh nghiệp dự báo và chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó tác động.

Bất động sản nghỉ dưỡng chưa có dấu hiệu phục hồi

Bất động sản nghỉ dưỡng chưa có dấu hiệu phục hồi

Hiện tại, nhiều loại hình bất động sản khác trên thị trường đã phục hồi rõ nét với thanh khoản, giá bán và nguồn cung liên tục được cải thiện. Nhưng bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.

Các nhà máy ở Okayama chờ nguồn lao động tay nghề cao từ Long An

Các nhà máy ở Okayama chờ nguồn lao động tay nghề cao từ Long An

Theo ông Matsuda Hisashi - Chủ tịch Hội Công Thương thành phố Okayama (Nhật Bản), tình hình lao động tại Nhật Bản đang thiếu hụt, các nhà máy ở thành phố Okayama cần sự hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh Long An cùng các doanh nghiệp đưa lao động đến đây làm việc.

Bị phạt đến 100 triệu đồng khi bán đất không có sổ đỏ

Bị phạt đến 100 triệu đồng khi bán đất không có sổ đỏ

Từ ngày 4/10/2024 theo Nghị định 123/2024/NĐ-CP, cá nhân hoặc tổ chức chuyển nhượng đất đai không có sổ đỏ hoặc tranh chấp sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng tuỳ theo hành vi vi phạm.