Đây là thông tin được chia sẻ tại diễn đàn "Phát triển thị trường khí Việt Nam" với chủ đề: "Phát triển điện khí LNG - Xu hướng tất yếu trong chính sách đảm bảo an ninh năng lượng" do báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức tại Hà Nội ngày 22/11/2023.
Tại thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa-Vũng Tàu) cuối tháng 10, Kho LNG Thị Vải khai trương hoạt động với công suất qua kho là 1 triệu tấn LNG/năm. Công suất còn khá nhỏ so với nhu cầu của cả nước.
Tại diễn đàn này, ông Lê Ngọc Anh, Giám đốc Dữ liệu, Viện Dầu khí Việt Nam, cho biết Việt Nam sẽ cần 12 triệu tấn khí LNG/năm kể từ năm 2030.
Ông Anh cho rằng nói đến việc phát triển khí LNG, Việt Nam cần quan tâm đến cơ chế đặc thù cho lĩnh vực này thì mới mong có thể phát triển như mong muốn.
Một ví dụ thực tế là dự án Nhà máy điện khí LNG Long An I và Long An II (huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) có tổng mức đầu tư khoảng 3,13 tỉ USD do VinaCapital và tập đoàn năng lượng GS Energy của Hàn Quốc làm nhà đầu tư. Dự án được tỉnh cấp phép tháng 3/2021; đến nay chủ đầu tư còn trong giai đoạn thực hiện trình tự và thủ tục đầu tư. Lễ khởi công dự án vẫn chưa xác định được vào ngày nào.
Ông Bùi Quốc Hùng, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công thương, cho biết thị trường cung cấp LNG trên thế giới trong thời gian tới dồi dào với giá cả cạnh tranh. Hiện nay các nước như Mỹ, Nga, Australia đang xây dựng nhiều nhà máy sản xuất LNG đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu tiêu thụ trên thế giới.
Tuy nhiên, Việt Nam còn gặp phải nhiều thách thức. Ông Hùng cho biết việc nhập khẩu LNG phải theo các thông lệ mua bán quốc tế.
"Việt Nam hiện cũng chưa có bộ tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến thiết kế, xây dựng và vận hành các cơ sở hạ tầng phục vụ nhập khẩu. Ngoài ra, khuôn khổ pháp lý hiện hành cho các dự án LNG cho điện ở vẫn chưa hoàn chỉnh", ông Hùng nêu.
Các dự án điện khí LNG có công nghệ tiên tiến, vốn đầu tư lớn nên đòi hỏi nhà đầu tư cần có kinh nghiệm và năng lực tài chính. Tuy nhiên, các cơ quan có thẩm quyền chưa có đủ kinh nghiệm về lĩnh vực này nên có thể sẽ ảnh hưởng tới tiến độ và chất lượng lựa chọn nhà đầu tư cho các dự án. Cơ chế giá điện sử dụng nhiên liệu LNG chưa có quy định đầy đủ, ông Hùng lưu ý.
Về tiến độ triển khai thực hiện các dự án LNG, thách lớn nhất là đàm phán hợp đồng mua bán điện (PPA). Việc đàm phán PPA phải thực hiện theo đúng quy định của Bộ Công thương. Theo đó, chủ đầu tư sẽ phải đàm phán mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Thực tế, giá khí hóa lỏng LNG đã tăng rất mạnh thời gian qua, giá nhập khẩu cao là trở ngại trong tương lai khi ký các PPA giữa chủ đầu tư và EVN, do EVN phải mua điện giá cao và bán điện giá rẻ.
Cũng theo ông Hùng, vấn đề kho chứa vẫn là thách thức lớn. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ có duy nhất 1 kho đang vận hành là Kho Thị Vải thuộc Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas). Những kho chứa LNG khác đang trong giai đoạn lập kế hoạch trên toàn quốc.
Với dự án điện LNG Nhơn Trạch 3 và 4 tại Đồng Nai, chủ đầu tư đang phấn đấu đưa vào vận hành từ năm 2025 để phù hợp Quy hoạch điện VIII, đến nay đã đạt tiến độ hơn 60%, nhưng vướng mắc là chưa thể đàm phán hợp đồng mua bán điện, giá điện.
Theo ông Hùng, khó khăn với điện khí LNG là cần vốn đầu tư rất lớn, nên cần đảm bảo hợp đồng bao tiêu sản lượng hàng năm, được ký hợp đồng dài hạn. Trong tổng sơ đồ tính toán cho cả nước thì tổng vốn đầu tư là 57 tỷ USD.
"Với mức đầu tư này, có tiền trong tay cũng chưa thể thực hiện được, chưa biết thu xếp thế nào, trong khi sắp hết năm 2023", ông Hùng nói tại diễn đàn.
Ông cũng đề cập đến cơ chế đặc thù như ông Lê Ngọc Anh đề cập. "Bộ Công thương được giao xây dựng cơ chế chính sách phát triển điện (trong đó có LNG) và khung giá phát điện. Quy hoạch đã ban hành, kế hoạch đang trình. Với các dự án điện khí, để triển khai, các chủ đầu tư sẽ phải đàm phán giá với EVN theo Thông tư 57. Về phía Chính phủ, cần phê duyệt kế hoạch, vận hành cơ chế đặc thù để tháo gỡ khó khăn; địa phương cần tháo gỡ vướng mắc về đất đai, giải phóng mặt bằng, chủ trương đầu tư".
Việc khánh thành kho cảng LNG đầu tiên của Việt Nam tại Thị Vải ngày 29/10/2023 đánh dấu bước đi quan trọng trong quá trình chuyển dịch năng lượng của Việt Nam theo hướng xanh, sạch và bền vững.
Chuỗi công trình kho cảng LNG Thị Vải do PV Gas làm chủ đầu tư với Liên danh Tổng thầu Samsung C&T và PTSC thuộc Petrovietnam. Hệ thống kho cảng này được xây dựng từ những công nghệ tiên tiến nhất, nhập khẩu từ các quốc gia tiên tiến hàng đầu trong lĩnh vực LNG.
Khu vực đỉnh Fansipan ở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, nhiệt độ xuống rất thấp vào sáng sớm nay 23/11 nên đã xuất hiện lớp băng mỏng khiến du khách thích thú. Đây là các du khách thích săn mây và trải nghiệm cảm giác lạnh.
Theo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước sẽ không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty quản lý chứng khoán... trừ đơn vị có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, kinh doanh trong các lĩnh vực này.
Công ty chứng khoán SSI đã nộp bổ sung vào ngân sách Nhà nước hơn 7,33 tỷ đồng. Đây là tổng số thuế bị truy thu, tiền xử phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp thuế cho năm 2022 và 2023.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các nhà phân tích thị trường cho rằng việc dòng vốn đầu tư bị phân tán khỏi chứng khoán là điều không thể tránh khỏi trong bối cảnh lãi suất ngân hàng tăng và các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản và Bitcoin đang hút vốn.
Ông Alain Cany, doanh nhân người Pháp dày dạn kinh nghiệm tài chính và đầu tư vốn, vừa trở thành Chủ tịch HĐQT tại REE, công ty do bà Nguyễn Thị Mai Thanh sáng lập.