Giá trị của sản xuất xanh
Công ty TNHH chế tạo máy dược phẩm Tiến Tuấn (Công ty Tiến Tuấn), tại khu Công nghiệp Tân Bình là trong những đơn vị đi đầu ở TP.HCM trong ứng dụng công nghệ cao, sản xuất máy móc, thiết bị cho ngành dược theo tiêu chuẩn của Đức.
So với các doanh nghiệp chế tạo máy, Công ty Tiến Tuấn là doanh nghiệp "sinh sau, đẻ muộn" nhưng nhờ "đi tắt, đón đầu" trong ứng dụng khoa học công nghệ mà sản phẩm của công ty được xuất khẩu đến 26 nước trên thế giới, trong đó có những thị trường khó tính như: Anh, Mỹ, Thụy Điển…
Chất lượng sản phẩm châu Âu, giá thành chỉ bằng một nửa so với hàng nhập khẩu nên các mặt hàng của doanh nghiệp được nhiều doanh nghiệp lớn trong nước đặt hàng.
Thời gian gần đây, Công ty Tiến Tuấn đang tiếp tục đầu tư nghiên cứu để cho ra mắt dây chuyền sản xuất, pha chế thuốc đặc trị nội tiết tố theo tiêu chuẩn Châu Âu. Đây là dây chuyền sản xuất mà từ trước đến nay, doanh nghiệp trong nước đang phải nhập khẩu với giá rất cao.
Ông Vũ Anh Tuấn-Tổng Giám đốc Công ty TNHH Chế tạo máy Dược phẩm Tiến Tuấn chia sẻ: “Doanh nghiệp sử dụng phần mềm tiên tiến nhất của Mỹ, công nghệ tốt nhất của Đức, còn đội ngũ nhân viên, chúng tôi tái đào tạo liên tục để cập nhật công nghệ mới, văn hóa, quy trình làm việc mà chúng tôi học từ các đơn vị đối tác, tư vấn từ Anh, Đức thì mới tạo ra sản phẩm như hôm nay. Sản phẩm này không chỉ chứa trong đó giọt mồ hôi của người lao động mà còn là văn hóa, ý thức và trí tuệ”.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp dệt may, may mặc của nước ta đang cố gắng cầm cự vì chưa có đơn hàng, thì Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3 đang ở thế "ngược dòng" khi có đơn hàng xuất khẩu đến hết quý 3, đảm bảo duy trì việc làm cho hơn 3.500 lao động. Có được kết quả này, do doanh nghiệp đã chuyển đổi sản xuất xanh.
Từ nhiều năm trước, Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3 đã xây dựng nhà máy wash tại Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai theo tiêu chí xanh của châu Âu với công suất 1 triệu sản phẩm may/tháng. Nhà máy được cấp chứng chỉ LEED Gold của Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ.
Khi thị trường xuất khẩu dệt may khó khăn, thì càng thấy rõ lợi thế của doanh nghiệp sớm chuyển đổi theo xu hướng xanh như Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3. Doanh nghiệp không chỉ giữ được được khách hàng cũ mà còn có thêm nhiều đơn hàng mới ở Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản.
Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3 cho biết, hiện nay nhiều doanh nghiệp dệt, may rất muốn chuyển đổi sản xuất xanh. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ nguồn lực để thực hiện.
Ông Phạm Xuân Hồng kiến nghị: “Doanh nghiệp rất cần Nhà nước tổ chức đào tạo, huấn luyện về hướng chuyển đổi công nghệ sản xuất xanh. Doanh nghiệp muốn đầu tư công nghệ để sản xuất xanh đầu tư thêm thiết bị, công nghệ mới để sản xuất xanh thì phải có nguồn lực tài chính nên mong muốn Nhà nước hỗ trợ giãn, giảm thuế để doanh nghiệp có điều kiện đầu tư sản xuất xanh”.
Doanh nghiệp cần được hỗ trợ
Chuyển đổi xanh và ứng dụng công nghệ cao để sản xuất cần nguồn vốn rất lớn, nhưng thu hồi vốn chậm. Với TP.HCM, đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khả năng tiếp cận vốn vay để nâng cao chất lượng sản xuất gặp nhiều hạn chế. Do đó, doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước.
Mới đây, TP.HCM được Quốc hội thông qua Chương trình kích cầu đầu tư cho doanh nghiệp. Chương trình sẽ được tái khởi động trở lại vào tháng 9 tới. Đây sẽ là nguồn lực quan trọng, thiết thực để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất xanh và ứng dụng công nghệ cao.
Ông Nguyễn Quang Thanh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư-Tài chính Nhà nước TP.HCM cho biết: “Các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ lãi vay trong 7 năm. Các dự án khởi nghiệp, vườn ươm, nhà xưởng, máy móc chuyển giao công nghệ phù hợp với chuyển đổi sản xuất xanh, tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải…chuyển đổi thiết bị mà giảm phát thải, có sử dụng công nghệ thì sẽ được hỗ trợ lãi suất vay”.
Sắp tới, TP.HCM sẽ có nhiều chương trình để hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất xanh, chuyển đổi số.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết thêm: “TP.HCM đang nghiên cứu một chiến lược, lộ trình, chính sách cho chuyển đổi xanh. TP đang giao cho Viện nghiên cứu phát triển cùng các cơ quan, chuyên gia để hoàn thiện. Sắp tới, chúng ta sẽ có bước đi rõ ràng về chuyển đổi năng lượng, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh và có thể ban hành 1 chính sách của HĐND về việc này. Trong chương trình kích cầu sắp tới chúng tôi sẽ lồng ghép để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, chuyển đổi xanh”.
Ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi sản xuất xanh đang là xu hướng tất yếu để doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững. Tuy nhiên, để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi này, doanh nghiệp rất cần có chính sách hỗ trợ thiết thực hơn từ Nhà nước.
Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.
Quốc hội đang xem xét việc tăng thuế VAT đối với lĩnh vực văn hóa từ 5% lên 10% nhận nhiều ý kiến trái chiều. Đáng chú ý, hơn 30 đơn vị điện ảnh đã cùng ký đơn tập thể mong muốn Quốc hội không phê chuẩn việc tăng thuế này.
Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.
Thời điểm này, dù còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday, nhưng theo ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị, không khí giảm giá sớm đã bắt đầu nhộn nhịp. Nhiều người tranh thủ đi mua sắm sớm.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.