Tấp nập du khách đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ, TP.HCM từ sáng 24/8 để vui chơi, tham quan, chụp hình với các mô hình mô phỏng những biểu tượng đặc trưng của Hà Nội.
Phố đi bộ Nguyễn Huệ đang là nơi diễn ra các hoạt động chính của chương trình "Những ngày Hà Nội" tại TP.HCM. Đây là một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Cầu Long Biên - cây cầu biểu tượng lịch sử khi chứng kiến bao thăng trầm của thủ đô đã được tái hiện một cách chân thực, đặt ngay giữa trung tâm phố đi bộ. Đây cũng là khu vực được người dân và du khách thích thú nhất, họ dạo chơi, chụp ảnh, check in với cầu Long Biên ngay giữa trung tâm TP.HCM.
Nhiều người dân và du khách bất ngờ khi mô hình cầu Long Biên được thực hiện lớn và giống với cây cầu thật. "Không nghĩ mô hình lớn tới vậy. Có thể đặt chân lên đi thử luôn, cảm giác rất thật và tuyệt vời", một nữ du khách chia sẻ.
Chị Hồng Diệu và Cẩm Nhung, ngụ Phú Nhuận, TP.HCM vừa biết đến chương trình vào tối qua thông qua mạng xã hội, sáng nay đã ngay lập tức đến check-in để không bỏ lỡ cơ hội được hòa mình vào không gian Hà Nội.
"Mình sinh ra và lớn lên ở TP.HCM, mình rất yêu Hà Nội nhưng chưa có cơ hội được đến tận nơi. Nay nghe nói có thể trải nghiệm không khí Hà Nội ngay giữa trung tâm thành phố nên mình đã đến đây từ sớm để tranh thủ chụp hình, lưu giữ kỉ niệm cho đỡ thèm Hà Nội", chị Diệu nói.
Ô Quan Chưởng là một cửa ô của Hà Nội xưa cũng được tái hiện sinh động với kích thước lớn. Ngoài ra, hàng loạt biểu tượng khác của thủ đô như Hoàng Thành Thăng Long, Văn miếu Quốc Tử Giám... cũng được dựng ngay tuyến đường đi bộ sầm uất bậc nhất TP.HCM để giới thiệu và người dân TP.HCM cũng như du khách hiểu hơn về lịch sử, văn hóa Thăng Long xưa, Hà Nội nay.
Dọc tuyến đường là hàng loạt các con phố nổi tiếng của Hà Nội như Hàng Mã, Hàng Nón, Hàng Buồm... nhằm tái hiện Hà Nội 36 phố phường ngay trung tâm thành phố.
Các dãy phố trầm mặc, cổ kính được nhiều du khách thích thú chụp ảnh. Hầu như không góc phố, công trình biểu tượng nào của Hà Nội được tái hiện là không có khách check-in.
Các làng nghề truyền thống nổi tiếng đều được tái hiện lại. Sản phẩm đặc trưng của từng làng sẽ được trưng bày ngay tại gian hàng làng nghề để phục vụ nhu cầu tham quan, chụp ảnh và mua sắm của du khách.
Nghệ nhân Tạ Thu Hương đến từ làng Nón Chuông, Thanh Oai, Hà Nội cho biết Làng Chuông từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm nón lá truyền thống.
"Tôi muốn giới thiệu sản phẩm truyền thống của làng mình, từ những nguyên liệu từ thiên nhiên như lá cọ, tre, chỉ tơ qua bàn tay khéo léo của người phụ nữ Việt Nam cho ra thành phẩm là chiếc nón", bà Hương nói và bày tỏ mong muốn làng nghề truyền thống được duy trì, phát triển hơn.
Càng về chiều, thời tiết mát mẻ, phố đi bộ Nguyễn Huệ lại càng đông khách đổ về tham quan, vui chơi. Chương trình Những ngày Hà Nội tại TP.HCM sẽ kết thúc vào tối mai, 25/8.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.