"Gánh nặng" gần 1 tỷ USD của Chủ dự án KN Paradise Cam Ranh
Là công ty con của CTCP Đầu tư và Kinh doanh Golf Long Thành do "đại gia" Lê Văn Kiểm làm Chủ tịch, Công ty TNHH KN Cam Ranh vừa có báo cáo công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính. Theo báo cáo tự lập, năm 2023, KN Cam Ranh đạt 173 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 16% so với năm 2022.
Trong năm 2023, KN Cam Ranh đã tăng vốn chủ sở hữu từ 6.746 tỷ đồng lên 7.819 tỷ đồng, tương ứng tăng thêm hơn 1.000 tỷ đồng.
Lợi nhuận sụt giảm trong khi vốn chủ sở hữu tăng đã khiến tỷ suất sinh lời ROE của KN Cam Ranh giảm từ 3% xuống còn 2%.
Hệ số Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu vẫn đang tiếp tục duy trì ở mức cao khi Nợ gấp hơn 3,06 lần vốn chủ sở hữu. Điều này tương đương với việc Nợ phải trả của doanh nghiệp đã tăng từ hơn 20.000 tỷ lên gần 24.000 tỷ đồng, tương đương tăng gần 16% so với năm 2022.
Trong đó, dư nợ trái phiếu (toàn bộ là trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ) đã giảm 28% so với năm trước. Năm 2021, KN Cam Ranh đã phát hành 2 đợt trái phiếu riêng lẻ, mỗi đợt giá trị 1.000 tỷ đồng với kỳ hạn 60 tháng. Sau kỳ thanh toán cuối năm 2023, KN Cam Ranh còn khoảng 1.391 tỷ đồng nợ vay thông qua trái phiếu. Trước đó, KN Cam Ranh phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhằm dùng để thanh toán chi phí xây dựng hạ tầng, san lấp Khu 3.3 thuộc Dự án Khu phức hợp nghỉ dưỡng và giải trí KN Paradise tại Bãi Dài, TP. Cam Ranh, Tỉnh Khánh Hòa.
Trong khi đó, cuối năm 2023, CTCP Đầu tư và Kinh doanh Golf Long Thành vẫn còn một khoản vay trái phiếu từ năm 2021 với tổng giá trị 1.000 tỷ đồng. Lô trái phiếu này sẽ đáo hạn vào tháng 12/2024.
Theo báo cáo bán niên của doanh nghiệp, Golf Long Thành cũng có Nợ phải trả khá lớn, gấp 2,16 lần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp vào cuối tháng 6/2023. Tuy nhiên, đến tháng 8/2023, công ty cũng đã hoàn tất thanh toán 10 lô trái phiếu doanh nghiệp trái phiếu đến hạn, phần nào giải tỏa bớt gánh nặng nợ trái phiếu. Hiện Golf Long Thành chưa báo cáo lên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội về tình hình tài chính năm 2023.
Chủ nhà máy điện mặt trời KN Vạn Ninh lỗ trong nửa cuối 2023, nợ tiếp tục tăng
Một doanh nghiệp năng lượng cùng nhóm là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Điện mặt trời KN Vạn Ninh cũng có báo cáo về tình hình tài chính doanh nghiệp. KN Vạn Ninh là chủ Nhà máy điện mặt trời KN Vạn Ninh với công suất 100 MWp tại xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Báo cáo cho thấy, lợi nhuận sau thuế năm 2023 đạt 14,3 tỷ đồng, tăng mạnh so với khoản lãi hơn 700 triệu đồng năm 2022. Tuy nhiên báo cáo bán niên 2023 của KN Vạn Ninh cho thấy trong 6 tháng đầu năm, công ty đã lãi 15,4 tỷ đồng, điều này đồng nghĩa với việc nhà máy điện mặt trời đã ghi lỗ trong nửa cuối năm 2023. Tình trạng thua lỗ trong nửa cuối năm cũng đã từng diễn ra với kỳ tài chính năm trước đó.
Dù lợi nhuận sau thuế năm 2023 tăng trưởng tốt hơn nhưng Nợ phải trả cũng tăng chóng mặt. Với hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu là 1,87 lần, tương đương nợ phải trả chiếm 1.562 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với năm 2022.
KN Vạn Ninh đã phát hành 2 đợt trái phiếu doanh nghiệp gồm 684,8 tỷ đồng năm 2020 và 595,2 tỷ đồng năm 2021. Hiện KN Vạn Ninh còn dư nợ trái phiếu khoảng 957,8 tỷ đồng.
Với vốn chủ sở hữu cuối năm 2023 ở mức 835,6 tỷ đồng, chỉ riêng dư nợ trái phiếu đã cao hơn 15% vốn chủ sở hữu và chiếm hơn 61% tổng Nợ phải trả.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.