Các tuyến đường sắt bị thiệt hại như tuyến Hà Nội - Đồng Đăng, Gia Lâm - Hải Phòng và Kép - Hạ Long, một số vị trí cây đổ vào đường sắt, các đơn vị trực đã chủ động khắc phục, đảm bảo an toàn chạy tàu.
Cùng với đó, tại khu vực từ Yên Dưỡng đến Cái Lân tuyến đường sắt Kép - Hạ Long - Cái Lân ở tỉnh Quảng Ninh, do mưa to và gió rất lớn, các đơn vị đang tạm dừng tuần đường từ cung đường Yên Dưỡng đến cung đường Cái Lân (phạm vi trên trong ngày chưa có kế hoạch tàu chạy).
Tổng công ty đường sắt yêu cầu các nhân viên gác chắn được bố trí nghỉ tại nhà gác chắn, không đi ra ngoài và đi về.
Đối với tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM, một số vị trí cây đổ vào đường sắt, các đơn vị chốt trực đã chủ động khắc phục, đảm bảo an toàn chạy tàu. Tại vị trí Km73+837 là giao cắt đường bộ - đường sắt có gác, gió lớn khiến cần chắn dài 8m bị gãy đã có người cảnh giới.
Về công tác chỉ đạo cứu chữa, khắc phục thiệt hại, Công ty Cổ phần Đường sắt Hà Lạng đã chỉ đạo các đội, các cung cầu đường kịp thời khắc phục hậu quả do cây đổ vào đường sắt trên các tuyến đường sắt, đảm bảo an toàn công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt.
Công ty Cổ phần Thông tin tín hiệu đường sắt Hà Nội tiếp tục cử người theo dõi và cảnh giới tại các vị trí có cần chắn bị gãy.
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cũng cho biết, để tránh thiệt hại, đảm bảo an toàn về người, phương tiện, đường sắt đã bãi bỏ hàng loạt chuyến tàu khách.
Trong đó, bãi bỏ hai mác tàu khách thống nhất SE11/SE12 từ ngày 9 - 12/9; toàn bộ 8 tàu chuyến khách tuyến Hà Nội - Hải Phòng trong ngày 7/9 và 2 chuyến tàu khách trong ngày 8/9. Bãi bỏ 2 chuyến tàu NA1/NA2 giữa Hà Nội - Vinh ngày 7/9; 2 chuyến tàu SP3/SP4 giữa Hà Nội - Lào Cai ngày 7/9.
Tổng cộng có 22 chuyến tàu khách phải bãi bỏ. Về tàu hàng, đã dừng chạy toàn bộ tàu hàng trên tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng từ ngày 7/9.
Để đảm bảo an toàn khi siêu bão số Yagi (bão số 3) gây ra, ngành đường sắt cũng đã yêu cầu các đơn vị tiếp tục chủ động kiểm tra các vị trí xung yếu có nguy cơ mất an toàn, gia cố đảm bảo an toàn.
Song song đó, thực hiện nghiêm ngặt chế độ tuần tra, chốt gác tại các vị trí xung yếu, khu vực trọng điểm. Tổ chức thường trực 24/24h để kịp thời chỉ đạo công tác khắc phục sự cố. Ngành đường sắt đã bố trí cán bộ trực chốt tại hiện trường để kịp thời xử lý khi có sự cố xảy ra.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.