Quá trình chuyển giao bắt buộc 4 ngân hàng Việt Nam sắp tới được xem là chuyện "thời sự" trong lĩnh này, theo thông tin từ Diễn đàn M&A Việt Nam 2023 do báo Đầu tư tổ chức tại TP.HCM ngày 28/11.
Trong báo cáo gửi Quốc hội mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết NHNN đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt là OceanBank, GPBank, CBBank (Ngân hàng Xây dựng) và DongABank.
Ngân hàng Nhà nước đang tiếp tục tập trung triển khai giải pháp xử lý các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt; chỉ đạo các bên liên quan thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định để hoàn thiện phương án chuyển giao bắt buộc, trình Chính phủ phê duyệt.
Bà Phạm Thị Nhung, Phó tổng giám đốc VPBank, nói với báo Đầu tư rằng VPBank đã chuẩn bị nguồn lực để tiếp quản một ngân hàng thuộc diện chuyển giao bắt buộc và sẽ bắt tay ngay vào việc tái cơ cấu ngân hàng này ngay khi được chuyển giao. Bà không cho biết tên của ngân hàng kia.
Trước VPBank, 3 ngân hàng MB, Vietcombank và HDBank đã công bố kế hoạch nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém; và cũng không cho biết tên cụ thể của đơn vị sẽ nhận về.
Như vậy, tương ứng với 4 ngân hàng sẽ được chuyển giao, đã có 4 ngân hàng khác đang trong tư thế sẵn sàng tiếp nhận. Đến nay, Chính phủ đã phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc của DongABank; còn lại là OceanBank, GPBank, CBBank.
Theo bà Trần Thị Kiều Oanh, Trưởng phòng Dịch vụ tài chính, Khối Dịch vụ nghiên cứu thị trường và tư vấn - Công ty cổ phần FiinGroup Việt Nam, M&A trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng Việt Nam vẫn còn chỗ cho vốn từ nước ngoài vì cuộc đua tăng vốn điều lệ chưa chấm dứt trong khi nhiều ngân hàng trong nước vẫn chưa đạt tới quy định tối đa về tỷ lệ sở hữu của nước ngoài là mức 30%.
Có thể kể đến những nhà băng như VIB ("room" ngoại đang là 20,5%, có thể bán thêm 9,5% nữa), OCB (22%), Techcombank (22,47%) và MB (23,23%).
Có thể hấp dẫn hơn nữa là các ngân hàng còn lượng "room" ngoại rất cao như SeABank, Bac A Bank, Nam A Bank, BVBank, KienLongBank, PG Bank, VietABank, VietBank…
Theo tài liệu từ Diễn đàn M&A, tùy vào "khẩu vị" rủi ro, nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể lựa chọn để trở thành đối tác chiến lược của các ngân hàng này, nhưng các bên cần cân nhắc kỹ trước khi ra quyết định.
Trước khi diễn đàn diễn ra, thị trường đã ghi nhận một số thương vụ M&A lớn trong lĩnh vực này. Tháng 10/2023, VPBank thông báo hoàn tất giao dịch phát hành riêng lẻ 15% cổ phần cho Sumitomo Mitsui Banking Corporation (ngân hàng lớn thứ 2 Nhật Bản), thu về 1,5 tỷ USD.
Giữa tháng 5, ngân hàng SHB hoàn thành việc chuyển nhượng 50% vốn điều lệ công ty tài chính SHB Finance cho đối tác Krungsri (Thái Lan), 50% còn lại sẽ thanh toán vào 3 năm sau. Krungsri đã tiết lộ mức giá cho thương vụ này là 5,1 tỷ baht Thái (156 triệu USD).
Thật ra, bên mua là tập đoàn tài chính - ngân hàng lớn nhất Nhật Bản: MUFG. Vì Krungsri là một thành viên của MUFG.
Mới đây, Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) cũng vừa chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tại Công ty Tài chính TNHH MTV Bưu điện (PTE) cho AEON Financial Service Co., thành viên của AEON, tập đoàn bán lẻ lớn nhất Nhật Bản. Giá chuyển nhượng lên tới 4.300 tỷ đồng.
Một số ngân hàng khác như LPBank, Vietcombank, BIDV… cũng đang lên kế hoạch phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài.
Mục tiêu của BIDV là hoàn thành kế hoạch bán 9% vốn cho nhà đầu tư ngoại trong năm 2023 nhưng chưa có cập nhật về quá trình này tại thời điểm cuối tháng 11 này.
Vietcombank dự kiến phát hành cổ phiếu riêng lẻ tương đương 6,5% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài và đang trong giai đoạn thuê tổ chức tư vấn. Vietcombank chưa công bố đơn vị nào sẽ tư vấn chính thức.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.
Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc