Thứ sáu, 17/05/2024

Ngày cuối tuần kỳ lạ của chứng khoán: Cổ phiếu vua "trở mặt", hơn 35.000 tỷ đồng đổ vào thị trường

23/02/2024 6:26 PM (GMT+7)

Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số VN-Index giảm hơn 15,3 điểm nhưng thanh khoản xác lập mức cao nhất từ tháng 9/2023 đến nay, lên tới hơn 35.200 tỷ đồng.

Nhiều mã "cổ phiếu vua" trở mặt

Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (23/2), thị trường đã nhanh chóng tìm lại sắc xanh khi dòng tiền sôi động nhập cuộc với sự trở lại của nhóm "cổ phiếu vua", tiếp sức cho đà tăng của thị trường. Trong suốt phiên sáng, VN-Index nhanh chóng tìm lại mốc 1.230 điểm và tiếp tục nới rộng đà tăng, tiến sát đến mốc 1.240 điểm.

Bước sang phiên giao dịch chiều, thị trường vẫn tràn đầy năng lượng khi lực cầu mạnh tiếp tục gia tăng với tâm điểm là các cổ phiếu ngân hàng. Trong đó, BID tiếp tục xác lập đỉnh lịch sử mới tại mức giá trần, giúp VN-Index thẳng tiến lên ngưỡng 1.240 điểm chỉ sau hơn 10 phút mở cửa.

Ngày cuối tuần kỳ lạ của chứng khoán: Cổ phiếu vua "trở mặt", hơn 35.000 tỷ đồng đổ vào thị trường - Ảnh 1.

VN-Index giảm hơn 15,3 điểm phiên hôm nay, nếu tính từ mức tăng cao nhất trong phiên sáng nay, chỉ số VN-Index đã giảm hơn 30 điểm. Nguồn: Vietstock

Tuy nhiên, ngay khi chạm vùng kháng cự trên, áp lực bán bắt đầu gia tăng và lan rộng từ chính nhóm ngân hàng ra các ngành khác trên thị trường.

Nếu tính từ mức tăng cao nhất trong phiên sáng nay, chỉ số VN-Index đã giảm hơn 30 điểm. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ lực bán ồ ạt vào cuối phiên chiều.

Tại rổ VN30, VIC, VHM, GAS là 3 cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào đà giảm của thị trường. Đáng nói, VIC là cổ phiếu tiêu cực nhất nhóm với đà giảm 5%. Chiều ngược lại, BID vẫn giữ sắc xanh với đà tăng 4,5%. Ngược chiều, một loạt mã "cổ phiếu vua" như TPB, SHB, VIB đều giảm trên 2%.

Trong khoảng 1 giờ giao dịch, chỉ số VN-Index đã bốc hơi hơn 25 điểm từ vùng đỉnh ngắn hạn 1.240 điểm rơi thẳng đứng xuống mốc 1.215 điểm với sắc đỏ tràn ngập bảng điện tử.

Toàn bộ các nhóm ngành đều đổi sắc, ngoại trừ duy nhất nhóm cổ phiếu thủy sản đang cố gắng giữ sắc xanh nhạt.

Cụ thể, tại nhóm đầu tư công, các mã cổ phiếu thuộc liên danh VIETUR gồm CC1, VCG, HAN... có đà giảm trên 2%. Cùng chiều, các cổ phiếu cùng ngành khác như HHV, KSB, FCN, LCG... cũng giảm điểm với biên độ đáng kể.

Nhóm cổ phiếu thép với bộ 3 cổ phiếu HPG, HSG, NKG ghi nhận mức giảm quanh 3%. Ngoài ra, các mã vốn hóa nhỏ hơn như SMC, POM, TIS... cũng giảm.

Ngày cuối tuần kỳ lạ của chứng khoán: Cổ phiếu vua "trở mặt", hơn 35.000 tỷ đồng đổ vào thị trường - Ảnh 2.

Các mã chứng khoán ảnh hưởng đến VN-Index phiên hôm nay (23/2).

Tại nhóm chứng khoán, sắc đỏ bất ngờ lấn át trong phiên chiều dẫn đến hàng loạt mã như AGR, APS, VIX, HHS, FTS... giảm sâu với biến động trên 3%.

Trong diễn biến khác, nhóm ngân hàng ghi nhận sự phân hóa rõ ràng của dòng tiền. Ngoài BID, các mã ngân hàng khác đều đồng loạt quay đầu giảm điểm trong phiên chiều.

Tại nhóm dầu khí, diễn biến của của giá dầu trong ngày hôm qua đã tác động một phần tới biến động của cổ phiếu năng lượng. Chốt phiên, PVD, PVS, BSR, PVC phân hóa trong sắc xanh, đỏ đan xen với thanh khoản tương đối tốt.

Riêng với nhóm BĐS, các cổ phiếu như DIG, CEO, HDC, DXG... phân hóa trong sắc xanh, dao động từ 1%-3%.

VN-Index chốt phiên giao dịch hôm nay với mức giảm mạnh, tiến về mốc 1.215 điểm. Thanh khoản thị trường ghi nhận con số kỷ lục. Trên sàn HoSE, khối lượng giao dịch đã vượt 1,3 tỷ đơn vị, với tổng giá trị giao dịch trên 1,2 tỷ USD trước khi thị trường bước vào đợt khớp lệnh ATC, cao nhất kể từ cuối tháng 9/2023 đến nay.

Trên sàn HNX, chốt phiên giao dịch chỉ số HNX-Index tiến về vùng 231 điểm. Thanh khoản trên sàn HNX cũng ghi nhận sự sụt giảm đáng kể, tương đương 126 triệu đơn vị, trị giá khoảng hơn 2.200 tỷ đồng.

Còn trên UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index ghi nhận biến động không quá lớn. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt trên 76 triệu đơn vị, giá trị khoảng trên 949 tỷ đồng.

Đóng cửa phiên giao dịch, giá trị giao dịch toàn thị trường lên tới hơn 35.200 tỷ đồng.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tái hiện không gian trồng sâm Ngọc Linh tại Lễ hội sâm TP.HCM

Tái hiện không gian trồng sâm Ngọc Linh tại Lễ hội sâm TP.HCM

Tại Lễ hội Sâm và Hương liệu, dược liệu Quốc tế TP.HCM năm 2024 sẽ có không gian nhà màng, tái hiện mô hình trồng sâm Ngọc Linh.

“Đã thèm” với lễ hội Bánh mì tại TP.HCM

“Đã thèm” với lễ hội Bánh mì tại TP.HCM

Lễ hội Bánh mì đang diễn ra tại TP.HCM thu hút rất đông người dân và du khách. Lễ hội năm nay thay đổi địa điểm tổ chức, kỳ vọng mang lại nhiều trải nghiệm thú vị về ẩm thực cho khách tham quan.

Sản phẩm cân bằng dinh dưỡng của Meiji đã có mặt tại thị trường Việt Nam

Sản phẩm cân bằng dinh dưỡng của Meiji đã có mặt tại thị trường Việt Nam

Công ty Cổ phần Sóng Thần Hà Nội (Magicwave) vừa phối hợp với Công ty TNHH Meiji Food Việt Nam tổ chức “Lễ ra mắt sản phẩm cân bằng dinh dưỡng MeiBalance của hãng sản xuất Meiji Nhật Bản và công bố hệ thống phân phối sản phẩm MeiBalance chính hãng tại Việt Nam”.

Điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công TP.HCM sẽ đạt hiệu quả cao

Điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công TP.HCM sẽ đạt hiệu quả cao

Tổng số trụ sở các cơ quan, đơn vị ở TP.HCM có điện mặt trời áp mái là 440 trụ sở với tổng công suất lắp đặt 43,312MWp; dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 650 tỷ đồng, theo ông Nguyễn Phương Duy, Phó trưởng phòng Quản lý năng lượng, Sở Công Thương TP.HCM.

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Sở Công Thương TP.HCM hôm nay 17/5 tổng kết kết quả về hợp tác thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau 5 năm tại thành phố.