Cục An toàn thông tin cho biết có 3 nhóm lừa đảo chính: giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác.
Để giúp người dân cảnh giác với lừa đảo, Cục An toàn thông tin liệt kê chi tiết 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam. Cụ thể như sau:
1. Giả mạo trang thông tin điện tử, cơ quan nhà nước (Thuế, Bộ Công an, BHXH... )
2. Lừa đảo SMS Brandname, phát tán tin nhắn giả mạo
3. Giả danh các công ty tài chính, ngân hàng
4. Lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng
5. Đánh cắp thông tin CCCD đi vay nợ tín dụng
6. Giả mạo biên lai chuyển tiền thành công
7. Giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, toà án lừa đảo
8. Cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen…
9. Lừa đảo đầu tư chứng khoán, tiền ảo, đa cấp
10. Lừa đảo dịch vụ lấy lại tiền khi đã bị lừa
11. Lừa đảo cuộc gọi video Deepfake, Deepvoice
12. Đánh cắp tài khoản MXH, nhắn tin lừa đảo
13. Lừa đảo dịch vụ lấy lại tài khoản Facebook
14. Rải link phishing lừa đảo, seeding quảng cáo bẩn trên Facebook
15. Lừa đảo tuyển người mẫu nhí.
16. Giả danh giáo viên, nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu
17. Lừa đảo combo du lịch giá rẻ
18. Lừa đảo khoá sim vì chưa chuẩn hoá thuê bao
19. Lừa đảo tuyển cộng tác viên online
20. Rao bán hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử
21. Lừa đảo lấy cắp Telegram OTP
22. Lừa đảo tung tin giả về cuộc gọi mất tiền như FlashAI
23. Lừa đảo tình cảm, dẫn dụ đầu tư tài chính, gửi bưu kiện, trúng thưởng
24. Lừa đảo cho số đánh lô, đề
Cục An toàn thông tin nhấn mạnh: Các hình thức lừa đảo trên không gian mạng được kẻ lừa đảo thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau và ngày càng tinh vi, trong đó nhắm vào nhiều nhóm đối tượng như người cao tuổi, trẻ em, sinh viên, đối tượng công nhân, nhân viên văn phòng…
Mỗi nhóm đối tượng ở độ tuổi khác nhau, kẻ lừa đảo thực hiện những hình thức dẫn dụ khác nhau, mục tiêu chung là lấy lòng tin, đánh cắp thông tin người dùng, sau đó chiếm đoạt tài sản.
Các ngân hàng khuyến cáo 6 dấu hiệu để nhận biết cuộc gọi mạo danh cán bộ ngân hàng như sau:
1. Cuộc gọi từ số điện thoại lạ
Ngân hàng chỉ liên hệ với khách hàng qua đầu số hiển thị tên thương hiệu của ngân hàng.
2. Giới thiệu là nhân viên ngân hàng một cách chung chung
Đối tượng giới thiệu nhân viên ngân hàng từ hội sở hay nhân viên chăm sóc khách hàng trụ sở chính. Cuộc gọi chính thức từ ngân hàng sẽ từ cán bộ trung tâm dịch vụ khách hàng hoặc tên chi nhánh cụ thể.
3. Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, mật khẩu
Ngân hàng không bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật như mật khẩu, mã OTP, mã PIN thẻ, màn hình giao dịch,... cũng như không bao giờ yêu cầu khách hàng nộp tiền vào tài khoản. Do đó, người dùng tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, mật khẩu đăng nhập tài khoản, mã PIN thẻ, mã OTP cho bất kỳ ai qua điện thoại, kể cả khi người gọi tự xưng là nhân viên ngân hàng.
4. Yêu cầu kết bạn qua Zalo, Facebook hay mạng xã hội khác để hướng dẫn mở thẻ, mở tài khoản
Ngân hàng chỉ hướng dẫn khách hàng đăng ký mở thẻ/mở tài khoản thông qua hai kênh là tại quầy hoặc mở trực tuyến trên ứng dụng chính thức và duy nhất của mỗi ngân hàng và không yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, thông tin bảo mật cũng như nộp tiền vào tài khoản.
5. Gọi lại số điện thoại thường không liên lạc được
Khi khách hàng gọi lại số điện thoại nghi ngờ lừa đảo thì không có tín hiệu hoặc rất lâu mới có tín hiệu, có tín hiệu nhưng không có người bắt máy.
6. Tạo áp lực, hối thúc
Kẻ gian thường tạo áp lực, hối thúc “con mồi” cung cấp thông tin hoặc thực hiện giao dịch ngay lập tức. Trong trường hợp này, hãy bình tĩnh và từ chối cung cấp thông tin hoặc từ chối thực hiện giao dịch. Bên cạnh chiêu lừa đảo mạo danh nhân viên ngân hàng, gần đây các đối tượng lừa đảo gia tăng tiếp cận người có tài khoản ngân hàng bằng cách giả danh cơ quan chức năng (công an, thuế,... ) yêu cầu cài đặt dịch vụ công.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Việt Nam tháng 9/2024 tăng 0,29% so với tháng 8. Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân chính là do giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão và hoàn lưu của siêu bão Yagi (bão số 3).
Lễ hội Nước mắm truyền thống lần đầu tiên được tổ chức sẽ diễn ra tại TP.HCM từ ngày 23 - 27/10 tại khu vực Thương xá Tã cũ. Nhiều hoạt động độc đáo giới thiệu và quảng bá nước mắm Việt sẽ diễn ra xuyên suốt 5 ngày tổ chức.
Để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu gạo, cà phê và điều đến nhiều thị trường thế giới, Việt Nam phải nhập khẩu thêm những nông sản này để làm nguyên liệu phục vụ chế biến sản phẩm xuất khẩu.
Trong bối cảnh lạm phát giảm và đồng Việt Nam tăng giá, ngân hàng quốc tế Standard Chartered dự báo Ngân hàng Nhà nước có khả năng sẽ không tăng lãi suất.
Người dân Thủ đô và du khách sẽ có trọn vẹn tháng 10 để khám phá và hồi tưởng lại một phần ký ức thời bao cấp với hình ảnh tàu điện leng keng, xe đạp cũ kỹ, quạt tai voi, tivi cổ… Những hoạt động ý nghĩa trên nằm trong chuỗi sự kiện Hà Nội – Chạm miền ký ức tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đến hết tháng 9, số cơ sở kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đạt tỷ lệ 85,9% kế hoạch năm 2024.