Thứ bảy, 18/05/2024

Nhà đầu tư mong chờ lực đẩy thị trường từ các dự án được gỡ vướng pháp lý

13/08/2023 5:00 PM (GMT+7)

Các chuyên gia đánh giá, việc một số dự án tại TP.HCM được gỡ vướng trong thời gian qua, cũng như các dự án đang được "điểm mặt" khó khăn cụ thể chờ được giải quyết sẽ là trợ lực quan trọng để thị trường bất động sản hồi phục.

Văn phòng UBND TP.HCM vừa thông báo kết luận của Chủ tịch UBND Phan Văn Mãi tại cuộc họp tổ công tác tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố (lần thứ 3).

Theo đó, một số dự án đã được lãnh đạo thành phố "điểm mặt" cụ thể, yêu cầu các đơn vị gấp rút giải quyết các vướng mắc.

Bao gồm: Tổ hợp cao ốc thương mại, dịch vụ, văn phòng và căn hộ tại thửa đất số 18, bản đồ số 1, đường 3/2 (quận 11), lãnh đạo TP.HCM giao Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chủ đầu tư bổ sung các hồ sơ, pháp lý dự án và có ý kiến khẳng định việc có hay không thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án này, gửi đến Sở Xây dựng trước ngày 15/8/2023…

Nhà đầu tư mong chờ lực đẩy thị trường từ các dự án được gỡ vướng pháp lý - Ảnh 1.

Nhà đầu tư trông chờ các tín hiệu từ cơ quan quản lý. Ảnh: Gia Linh

Dự án tiếp theo là Chung cư Cô Giang (tên thương mại The Grand Manhattan) của Công ty Cổ phần Phát triển Đất Việt - công ty con của Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va - Novaland làm chủ đầu tư. Lãnh đạo thành phố giao Sở Xây dựng TP.HCM phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường, các đơn vị liên quan khẩn trương xác định rõ phần diện tích thuộc diện được miễn tiền sử dụng đất theo quy định, thực hiện trước ngày 15/8/2023.

Và thứ 3 là dự án đầu tư xây dựng Khu phức hợp căn hộ kết hợp thương mại – dịch vụ - khách sạn – officetel tại đường Nguyễn Tất Thành (quận 4), UBND TP.HCM giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chi cục Tài chính doanh nghiệp đối với dự án trên và gửi ý kiến về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/8/2023.

Một động thái khác từ cơ quan chức năng, lãnh đạo chính quyền liên quan đến việc gỡ khó cho các dự án bất động sản là vừa qua, Sở Xây dựng TP.HCM đã báo cáo UBND Thành phố về kết quả thực hiện công tác tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho các dự án bất động sản trên địa bàn.

Theo đó, Sở Xây dựng cho biết từ năm 2022 đến nay, trên cơ sở tổng hợp 189 kiến nghị của 148 dự án từ Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), UBND TP.HCM chỉ đạo các sở, ngành giải quyết 43 kiến nghị của 39 dự án.

Thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục tháo gỡ 71 kiến nghị về thủ tục đầu tư xây dựng của 48 dự án và 30 kiến nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 30 dự án.

Đáng chú ý, từ quý IV/2022 đến nay, TP.HCM đã cho phép chủ đầu tư 2 dự án được huy động vốn 100% nhà ở và chủ đầu tư 2 dự án được huy động 50% nhà ở tại dự án. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2023, TP.HCM đã cho bán nhà ở hình thành trong tương lai 14.066 căn hộ. Đây là tín hiệu khởi sắc trong bối cảnh nguồn cung mới thị trường khan hiếm.

Nhà đầu tư mong chờ lực đẩy thị trường từ các dự án được gỡ vướng pháp lý - Ảnh 3.

Thị trường bất động sản TP.HCM đã có dự án được gỡ vướng pháp lý. Ảnh: Gia Linh

Ngoài ra, Sở Xây dựng TP.HCM cũng đã làm việc với Bộ Xây dựng để tiếp tục được hướng dẫn và tháo gỡ liên quan đến 10 nhóm vướng mắc của các dự án nhà ở xã hội, 10 nhóm vướng mắc của các dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ và 4 nhóm vướng mắc về quy hoạch.

Đối với vướng mắc của các dự án nhà ở thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Quốc hội, từ cuối năm 2022 đến nay, TP.HCM đã tổng hợp, báo cáo Tổ công tác của Chính phủ để rà soát, hướng dẫn xử lý.

Trong nhóm này, TP.HCM đã họp và có hướng chỉ đạo tháo gỡ ngay đối với 28/42 dự án do Tổ công tác của Chính phủ chuyển đến. Còn 14/42 dự án, các sở, ngành đang tiếp tục rà soát pháp lý để báo cáo UBND TP.HCM giải quyết theo từng trường hợp.

Chia sẻ với Thế Giới Tiếp Thị Online, lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM cho biết đơn vị đang rất mong chờ vào các chính sách cụ thể của lãnh đạo thành phố để gỡ khó khăn, vướng mắc pháp lý trong thời gian qua. Hiện tại, một số dự án của doanh nghiệp bị ngưng trệ là vì chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính (chưa được đóng tiền sử dụng đất). Doanh nghiệp rất mong các đơn vị liên quan tạo cơ chế, cho phép doanh nghiệp được đóng tiền sử dụng đất theo quy định để phát triển dự án.

Đồng thời, vị này cũng đánh giá việc một số dự án bất động sản tại TP.HCM được chỉ đạo gỡ vướng đã và đang là trợ lực quan trọng để thị trường vượt qua khó khăn, hướng đến hồi phục và phát triển. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để củng cố niềm tin với nhà đầu tư, khách hàng trước khi quyết định xuống tiền vào bất động sản.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Khi thời trang, ăn uống phủ đầy các trung tâm thương mại

Khi thời trang, ăn uống phủ đầy các trung tâm thương mại

Hầu hết các giao dịch thuê được ghi nhận đến từ ngành hàng F&B, thời trang thể thao và mỹ phẩm… điều này đã thay đổi đáng kể và đặt ra yêu cầu về nâng cấp, tái cơ cấu đối với các trung tâm mua sắm.

Cây phượng đỏ rực giữa đồng xanh, ngàn người kéo đến

Cây phượng đỏ rực giữa đồng xanh, ngàn người kéo đến

Nhiều người không ngại thức dậy từ 5 giờ sáng, đường xa để có thể chụp khoảnh khắc cây phượng nở hoa đỏ rực giữa đồng rau xanh bát ngát.

Món ăn được làm từ sen - đặc sản Đồng Tháp

Món ăn được làm từ sen - đặc sản Đồng Tháp

Đặt chân đến Đất Sen hồng Đồng Tháp tại miền Tây sông nước, du khách không chỉ thích thú với những cánh đồng sen tỏa sắc mà còn bị hút hồn bởi các món ăn đặc sản được chế biến từ sen.

Đề xuất mới cho hệ thống buýt TP.HCM: Xe điện 100%

Đề xuất mới cho hệ thống buýt TP.HCM: Xe điện 100%

Công ty Phương Trang cho biết sẵn sàng đầu tư xe buýt thuần điện mới nhằm góp phần "xanh hóa" hệ thống giao thông đô thị tại TP.HCM.

Apple giúp người dễ say xe có thể dùng điện thoại

Apple giúp người dễ say xe có thể dùng điện thoại

Apple vừa giới thiệu một tính năng mới có thể giúp những người dùng iPhone và iPad giảm tình trạng say xe khi sử dụng thiết bị công nghệ trên xe hơi.

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.