Ngày 12/11, Văn phòng UBND TP.HCM cho biết lãnh đạo UBND TP.HCM đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo đề xuất xây dựng Đề án đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội và chính sách bồi thường phục vụ cho công tác di dời đối với nhà ven sông.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường đánh giá cần có đề án lớn chung. Thành phố cần thành lập Tổ công tác (Chủ tịch UBND Thành phố làm Tổ trưởng và lãnh đạo 13 quận huyện cùng tham gia) do có 85 dự án liên quan, trải dài trên 13 quận, huyện, với 46.452 căn nhà trên và ven kênh rạch cần triển khai thực hiện.
Được biết, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã thống nhất việc thành lập Ban chỉ đạo và Tổ công tác trong tháng 11 để triển khai đề án, đồng thời có sự tham gia của đơn vị tư vấn lập đề án. Lãnh đạo thành phố giao Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố chủ trì, phối hợp các Sở ngành, UBND TP.Thủ Đức và UBND các quận, huyện có kênh rạch trên địa bàn thực hiện công tác điều tra xã hội học, thống kê các số liệu. Cuối tháng 12/2024, phải thực hiện xong công tác điều tra xã hội học.
UBND Quận 8 được giao làm thí điểm thực hiện các nội dung của Đề án do quận đã có kinh nghiệm thực tiễn. Sở Quy hoạch Kiến trúc chủ trì phối hợp Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên Môi trường và các địa phương đưa ra địa điểm để xây dựng nhà cũng như địa điểm khai thác quỹ đất. Sở Quy hoạch Kiến trúc yêu cầu các quận huyện gửi danh sách lên và thẩm định lại.
Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên Môi trường chủ trì, phối hợp xây dựng căn cứ pháp lý để thu hồi đất và chính sách liên quan đến đề án. Sở Xây dựng tính toán việc xây dựng nhà và chỉnh trang, cải tạo hệ thống kênh, rạch trên địa bàn.
Trước đó, báo cáo của Sở Xây dựng, hiện nay, TP.HCM có khoảng 48.143 căn nhà trên và ven sông, kênh, rạch. Trong đó, có 9 dự án đã và đang triển khai thực hiện di dời, giải tỏa để chỉnh trang đô thị (đã bồi thường, giải phóng mặt bằng 1.149 căn, đang tiếp tục thực hiện 243 căn); còn khoảng 46.452 căn nhà trên và ven sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố chưa triển khai thực hiện, chưa có phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
Trên cơ sở báo cáo của UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức, dự kiến nhu cầu nhà ở xã hội phục vụ tái định cư cho công tác di dời đối với nhà đất trên và ven sông, kênh, rạch trên toàn địa bàn là khoảng 8.157 căn/46.452 căn thuộc các tuyến kênh rạch chưa triển khai thực hiện trên địa bàn (chiếm tỷ lệ khoảng 17,6%).
Bên cạnh đó, nhu cầu nhà ở xã hội của các dự án di dời nhà trên và ven sông, kênh, rạch trên toàn thành phố tùy theo địa hình, hiện trạng, đặc điểm xã hội của từng địa bàn quận, nhưng dao động trong khoảng 40%. Thực tế, do chưa thực hiện công tác điều tra xã hội học nên một số quận huyện chưa thể dự kiến chính xác được số lượng nhu cầu nhà ở xã hội phục vụ tái định cư.
TS. Đinh Thế Hiển nhận định, thị trường bất động sản 2025 tiếp tục hồi phục, rõ rệt nhất tại các thành phố lõi như Hà Nội, TP.HCM và vùng ven - những nơi mà có xu hướng tích tụ dân.
Ủng hộ đề xuất mở rộng nguồn đất thực hiện dự án nhà ở thương mại, song, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn nếu thí điểm dùng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để làm nhà ở thương mại sẽ tạo "cơn sốt" đất, gây rào cản cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng đất vào sản xuất, kinh doanh.
Temu bất ngờ thay đổi chính sách bán hàng ở thị trường Việt Nam, theo đó giới hạn đơn hàng từ 887.000 đồng đến không quá 1 triệu đồng
Chính phủ chỉ đạo từ nay đến cuối 2024, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia... Tập trung thực hiện các giải pháp giúp khơi thông nguồn lực, thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Chính phủ giao Bộ Nội vụ khẩn trương đề xuất việc thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/11
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường, theo quy định mới của Chính phủ.