Đảo chiều ngoạn mục
Theo báo cáo mới nhất của Cục Thống kê TP.HCM, tổng vốn đầu tư nước ngoài từ đầu năm đến ngày 20/6/2023 vào Thành phố đạt 2,8 tỷ USD, tăng 30,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 514 dự án cấp mới, tăng 69,1% so với cùng kỳ, song vốn đăng ký chỉ đạt 231 triệu USD, tương đương cùng kỳ. Số dự án điều chỉnh vốn là 163 dự án, tăng 139,7%, với vốn tăng thêm là 458 triệu USD, chỉ bằng 33,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh tại TP.HCM 6 tháng đầu năm 2023 là nhờ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp tăng cao so với cùng kỳ năm trước, với 1.089 nhà đầu tư nước ngoài thực hiện, tổng vốn là 2,2 tỷ USD, tăng gấp 3,6 lần so với cùng kỳ. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có số vốn góp cao nhất (1,5 tỷ USD, chiếm 68,3% tổng vốn góp); tiếp đến là hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ (253,7 triệu USD, chiếm 11,5%); bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy (229,1 triệu USD, chiếm 10,4%).
Sau nhiều năm đứng top đầu về vốn góp, mua cổ phần, năm nay, do thị trường bất động sản trầm lắng, hoạt kinh doanh bất động sản chỉ có số vốn góp chỉ đạt 99,6 triệu USD, chiếm 4,5%. Nhật Bản và Singapore là hai quốc gia có tỷ trọng vốn góp cao nhất vào các doanh nghiệp ở TP.HCM, lần lượt chiếm 69,6% và 16,7%.
Nhìn vào số liệu thống kê, có thể thấy, vốn đầu tư nước ngoài vào TP.HCM trong 6 tháng đầu năm đã “đảo chiều” tăng cao ngoạn mục, khi 4 tháng đầu năm giảm 23,4 %, 5 tháng đầu năm giảm 13,5 % và đến 6 tháng bật tăng 30,7% so với cùng kỳ.
Có thể vượt mốc 5 tỷ USD
Một điều dễ thấy trong thu hút đầu tư nước ngoài vào TP.HCM trong 3 năm gần đây là sự vắng bóng các dự án lớn, thay vào đó là hoạt động đầu tư vào thương mại, dịch vụ, góp vốn mua cổ phần. Đây cũng là điều dễ hiểu khi quỹ đất phát triển các khu công nghiệp tại Thành phố ngày càng cạn kiệt. Thậm chí, năm 2023, TP.HCM chỉ có vỏn vẹn 46 ha đất sạch để thu hút đầu tư - quá ít so với nhu cầu của nhà đầu tư.
Ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng ban Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (Hepza) cho biết, nếu so sánh các yếu tố thu hút đầu tư nước ngoài truyền thống, thì Thành phố có nhiều yếu tố bất lợi, vì quỹ đất phát triển công nghiệp rất hạn chế, nên không thể đón được các dự án yêu cầu quỹ đất lớn. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào tăng cao, việc tuyển lao động khó khăn, kết nối hạ tầng chưa được thông suốt đang là rào cản thu hút đầu tư nước ngoài tại TP.HCM.
“Khi các thế mạnh trước đây không còn nữa, TP.HCM xác định chiến lược thời gian tới là tập trung thu hút các chuỗi cung ứng, trong đó Thành phố là nơi đặt những phần quan trọng của chuỗi cung ứng như trụ sở chính, trung tâm R&D, trung tâm logistics, trung tâm đào tạo, trung tâm kết nối, hỗ trợ…, để thúc đẩy hoạt động sản xuất trực tiếp tại các tỉnh lân cận”, ông Hưng chia sẻ.
Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cho biết, nếu tình hình kinh tế, xã hội ổn định hơn, lạm phát tiếp tục được kiềm chế, thì vốn đầu tư nước ngoài vào Thành phố năm nay có thể đạt 4,1- 4,5 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu giữ được đà tăng trong 6 tháng đầu năm, con số có thể vượt mốc 5 tỷ USD.
Dĩa cơm tấm tại 1 nhà hàng trên đường Tôn Thất Đạm (Quận 1, TP.HCM) do đầu bếp người Mỹ gốc Việt chuẩn bị có giá 100 USD, tương đương 2,5 triệu đồng. Nếu không đặt món trước, nhà hàng không có sẵn.
Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam, để mức thuế VAT bằng 0% đối với các sản phẩm chăn nuôi sơ chế sẽ tạo động lực lớn khuyến khích phát triển hoạt động giết mổ tập trung, công nghiệp gia súc, gia cầm, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 8/10/2024 đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Triển lãm tranh “Hà Nội: Sức sống và Niềm tin” đã khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội. Đây là chương trình nghệ thuật độc đáo, tổ chức nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày tiếp quản thủ đô Hà Nội (10/10/1954 – 10/10/2024).
Ông Nguyễn Quỳnh Thiện - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Tuần lễ Văn hóa - Du lịch gắn với Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh năm 2024 vừa chủ trì cuộc họp thông qua dự thảo kế hoạch tổ chức Tuần lễ.
TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm cho biết sau 16 năm thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính, Hà Nội đã có nhiều thay đổi về diện mạo. Bên cạnh đó, quy hoạch Thủ đô còn những thách thức lớn cần giải quyết.