Thứ bảy, 27/04/2024

WB giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam xuống còn từ 2 - 2,5%

15/10/2021 7:00 AM (GMT+7)

Theo đó, WB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2021, ước tính vào khoảng từ 2 - 2,5%.


WB giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam xuống còn từ 2 - 2,5% - Ảnh 1.

Sản xuất hàng may mặc tại Xí nghiệp Sơ mi, Veston của Tổng Công ty May 10 tại Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội - một đơn vị của Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Ảnh minh họa: Anh Tuấn/TTXVN

Theo tính toán của WB, GDP quý III/2021 của Việt Nam đã giảm 6,2% so cùng kỳ năm 2020, mức giảm mạnh nhất kể từ khi Việt Nam công bố GDP theo quý. Với mức suy giảm sâu này và phụ thuộc vào mức độ mạnh mẽ của quá trình phục hồi kinh tế trong quý IV/2021, GDP năm 2021 hiện được ước tính tăng trưởng với tốc độ từ 2% đến 2,5%, thấp hơn đáng kể so với mức dự báo 4,8% mà WB công bố hồi tháng 8/2021.

WB cũng cho biết, tình hình thị trường lao động của Việt Nam cũng xấu đi đáng kể, thể hiện tác động kinh tế bất lợi của đợt giãn cách xã hội kéo dài tại các trung tâm kinh tế lớn. Với số lượng ca nhiễm COVID-19 mới bắt đầu giảm, Hà Nội và một số địa phương khác đã nới lỏng những quy định hạn chế nghiêm ngặt giúp cho mức độ đi lại, chỉ số sản xuất công nghiệp và tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đang dần được hồi phục, mặc dù vậy, các chỉ số này vẫn đạt mức tăng trưởng thấp hơn so với cách đây một năm.

Trong khi cán cân thương mại hàng hóa đang dần được cải thiện do tăng trưởng nhập khẩu chậm lại thì số vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lại tăng lên vào tháng thứ ba liên tiếp. Điều này thể hiện sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài vào tiềm năng dài hạn của nền kinh tế Việt Nam.

Lạm phát vẫn ở mức thấp trong bối cảnh nhu cầu trong nước còn yếu, trong khi tiền đồng tiếp tục tăng giá danh nghĩa trên thị trường chính thức trong nước. Tăng trưởng tín dụng giảm tốc do cầu tín dụng suy yếu vì các hoạt động kinh tế chững lại, nhưng vẫn tương đương với các mức trước đại dịch nhờ ngân hàng tiếp tục cung cấp vốn vay ưu đãi và cơ cấu lại thời hạn trả nợ để hỗ trợ các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của đại dịch.

Mặc dù bội chi của nền kinh tế Việt Nam trong tháng 9/2021, chủ yếu do thu ngân sách giảm mạnh nhưng cân đối ngân sách 9 tháng vẫn bội thu. Việc nối lại các hoạt động kinh tế sau giai đoạn cách ly xã hội kéo dài đang phải đối mặt với một số trở ngại như có thể thấy qua kinh nghiệm các nước khác trên thế giới. Tái khởi động các nhà máy sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ có thể gặp phải vấn đề thiếu hụt lao động và sản phẩm.

Do đó, để tháo gỡ những nút thắt về logistics, WB khuyến nghị Chính phủ Việt Nam tiếp tục đẩy nhanh tiến trình xét nghiệm và tiêm chủng phủ rộng; đồng thời, khuyến khích và ưu tiên việc dịch chuyển lao động. Các cấp có thẩm quyền cũng nên áp dụng chính sách tài khóa mở rộng và sử dụng các công cụ tài khóa khác nhau trong khả năng để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi; trong đó, nên giảm sự cứng nhắc về thủ tục hành chính trong việc chi thường xuyên để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư công; mở rộng phạm vi đối tượng thụ hưởng chính sách để đảm bảo các chính sách an sinh xã hội tiếp cận được tới các hộ gia đình và khu vực lao động chính thức cũng như phi chính thức, giúp họ vượt qua khó khăn để có thể quay lại làm việc.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thiso Mall Trường Chinh - Phan Huy Ích đưa vào hoạt động tầng L2 và L3

Thiso Mall Trường Chinh - Phan Huy Ích đưa vào hoạt động tầng L2 và L3

Ngày 26.4, TTTM Thiso Mall Trường Chinh – Phan Huy Ích chính thức mở rộng thêm không gian mua sắm cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn từ các thương hiệu trong dịp lễ 30.4 và 1.5.

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% trong năm 2024 và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%. Ngân hàng này cũng ghi tên mình vào nhóm các nhà băng có tỷ lệ chia cổ tức cao.

Cái bắt tay 300 triệu đô đưa nước giải khát Việt ra thế giới

Cái bắt tay 300 triệu đô đưa nước giải khát Việt ra thế giới

Tân Hiệp Phát đã và đang hợp tác toàn diện với các tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ, nguyên liệu để phát triển thương hiệu Việt và đưa các sản phẩm “made in Việt Nam” ra khắp thế giới.

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê và các loại nông sản khác tăng đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng cao. CEO Phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông tiết lộ quý I/2024, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Phân bón Bình Điền lên đến 91 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 40 tỷ đồng.

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2023 của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (gọi tắt là Đèo Cả) cho thấy tập đoàn này còn nợ người lao động hơn 12,83 tỷ đồng, nợ thuế Nhà nước hơn 81 tỷ đồng.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024 vừa qua, Vinamilk đã đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế.