Chủ nhật, 19/05/2024

Cách duy trì nguồn thu nhập khi nghỉ thai sản

28/06/2023 1:00 PM (GMT+7)

Thành viên mới ra đời mang đến cho các bà mẹ niềm hạnh phúc vô bờ. Tuy nhiên, nỗi lo về chi phí cần thiết để nuôi con cũng làm gia tăng áp lực tài chính lên người mẹ.


Sinh và nuôi con cần có kế hoạch chuẩn bị dài hạn bởi các vấn đề tài chính thường phát sinh trong quá trình này. Trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động, thời gian nghỉ thai sản 6 tháng kéo theo nhiều bất an về tài chính cho các bà mẹ trẻ.

Tuy nhiên, với những phương pháp cơ bản, các chị em vẫn có thể kiểm soát tài chính gia đình tốt hơn và duy trì nguồn thu nhập ổn định trong thời gian chăm lo cho thiên thần nhỏ của mình.

Lên kế hoạch chi tiêu

Việc lập kế hoạch cụ thể sẽ giúp mỗi cá nhân có thể quản lý tốt chi tiêu. Với tâm lý luôn muốn dành điều tốt nhất cho con, các mẹ dễ dàng “chốt đơn” dẫn đến chi tiêu quá đà.

Vì thế, bạn cần cân nhắc tìm hiểu thêm về quy tắc 50/30/20. Theo đó, dành 50% thu nhập cho các khoản chi cố định (nhà ở, tiền điện, nước...), 30% cho chi tiêu cá nhân và 20% để tiết kiệm hoặc dành cho các chi phí phát sinh.

Thực hiện càng sớm, các mẹ không chỉ quản lý chi tiêu hàng tháng, mà còn có thể phân chia và lên kế hoạch tài chính tốt hơn. Một lưu ý nhỏ là bạn cần chừa thêm một khoản cho tình huống khẩn cấp như đi bệnh viện để đảm bảo sức khỏe của gia đình.

Chủ động ổn định nguồn thu

Sở hữu từ một nguồn thu nhập thụ động cũng là một cách để cân bằng tài chính nếu điều kiện về tinh thần của các bà mẹ cho phép.

“Trong thời gian nghỉ thai sản có nhiều thời gian ở nhà hơn, tôi nghĩ ra ý tưởng kinh doanh online để hỗ trợ chi tiêu trong gia đình”, chị Quê - chủ cửa hàng đồ mẹ và bé ở TP.HCM - chia sẻ.

Theo đó, chị Quê tận dụng vốn để dành và mượn thêm của gia đình để mở cửa hàng online nhỏ trên mạng. Chị phải nhập thêm nhiều hàng hóa và duy trì hoạt động liên tục gần một năm mới có thể đạt điểm hoàn vốn.

“Sau thời gian dài tìm hiểu và so sánh các khoản vay, tôi chọn vay ngân hàng để có thể hỗ trợ vốn nhanh, đồng thời được hỗ trợ lộ trình trả nợ minh bạch”, chị Quê nói thêm.

Mở rộng kinh doanh, không ngừng tiếp nhận xu hướng

Tình hình kinh tế khó khăn cũng là một cơ hội tốt nếu các mẹ cập nhật kiến thức và xu hướng mới. Chẳng hạn, việc phát triển mô hình kinh doanh tại nhà như livestream, bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, chạy quảng cáo trên mạng xã hội... tạo điều kiện cho bạn “khởi nghiệp” tại nhà mà không cần di chuyển nhiều.

Xây dựng, duy trì nguồn thu nhập khi nghỉ thai sản - Ảnh 1.

Các mẹ bỉm có thể tận dụng thời gian để tìm kiếm thu nhập trong lúc nghỉ thai sản.

Gói vay tín chấp có quy trình xét duyệt hồ sơ hoàn toàn online, KBank cùng khoản vay Biz LoanLoan là sự lựa chọn đáng tin và tiện lợi.

Sau khi tải dụng về điện thoại, người dùng xác minh danh tính theo hướng dẫn, chọn mục vay vốn KBank Biz Loan, điền hình thức kinh doanh và số tiền cần vay. Thời gian duyệt hồ sơ khoảng 7 ngày làm việc, bạn sẽ nhận được khoản vốn chuyển vào “Tài khoản K Plus”.

Với thời hạn trả góp linh hoạt lên đến 36 tháng, hạn mức tối đa 300 triệu đồng, lãi suất từ 19%/năm, KBank Biz Loan hỗ trợ đa dạng gói vay theo từng khả năng và mong muốn kinh doanh.

Vay vốn còn giúp các hộ kinh doanh hay doanh nghiệp nhỏ mở rộng kinh doanh, hỗ trợ nhập hàng chuẩn bị cho mùa cao điểm, mở chi nhánh sang các địa điểm mới, mua thiết bị cho cửa hàng, tăng số lượng nhân lực hay mua gói quảng cáo để tăng doanh thu.

“Nhờ chương trình vay vốn của KBank, tôi có thể duy trì nguồn lực tài chính để thuê nhân sự livestream, đầu tư cho việc chạy quảng cáo, tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn. Nhờ vậy, việc kinh doanh cũng phát triển hơn. Tôi chắc chắn sẽ giới thiệu cho chị em nào cần”, chị Quê chia sẻ kinh nghiệm tìm cách quản lý dòng tiền cho doanh nghiệp nhỏ.

Xây dựng, duy trì nguồn thu nhập khi nghỉ thai sản - Ảnh 2.

Các mẹ có thể bắt đầu kinh doanh trong thời gian nghỉ thai sản.

Phụ nữ hiện đại có thể cân bằng giữa vấn đề tài chính và chất lượng thời gian chăm sóc con. Bỏ túi những gợi ý trên có thể giúp các mẹ xây dựng cũng như duy trì nguồn thu ổn định, quản lý tài chính tốt hơn cho gia đình.

Theo Zing

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa quyết định chuyển 2 mã cổ phiếu DAG và TNA từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch, bắt đầu vào ngày 24/5/2024.

Vinamilk và sữa đặc Ông Thọ tôn vinh ẩm thực Việt với các món ăn ấn tượng tại lễ hội bánh mì 2024

Vinamilk và sữa đặc Ông Thọ tôn vinh ẩm thực Việt với các món ăn ấn tượng tại lễ hội bánh mì 2024

Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại TP.HCM vừa qua.

Người dân TP.HCM sắp được mua hàng khuyến mãi tới 100% suốt mùa hè

Người dân TP.HCM sắp được mua hàng khuyến mãi tới 100% suốt mùa hè

TP.HCM sắp có chương trình khuyến mãi tới 100% kéo dài trong suốt 3 tháng hè. Ngoài sản phẩm hàng hóa, thời trang, năm nay, các tour du lịch cũng sẽ nằm trong chương trình khuyến mãi phục vụ người dân, du khách.

Đồng Nai phục hồi chậm trên thị trường bất động sản

Đồng Nai phục hồi chậm trên thị trường bất động sản

Cũng lân cận TP.HCM như Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương đang sôi động với hàng loạt dự án mới được cấp phép và mở bán nhưng thị trường địa ốc tại Đồng Nai vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Tại các thành phố lớn, nhiều khu tái định cư có tỷ lệ lấp đầy rất thấp, thậm chí có những tòa nhà không có người ở. Các tòa nhà xây dựng với quy mô lớn, đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại bị bỏ không hoặc sử dụng không hiệu quả, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng ngân sách Nhà nước mỗi năm.

Nghịch lý giá cà phê hơn 100.000 đồng/kg nhưng có doanh nghiệp lỗ nặng

Nghịch lý giá cà phê hơn 100.000 đồng/kg nhưng có doanh nghiệp lỗ nặng

Các công ty cà phê ở Việt Nam ghi nhận 2 chiều kinh doanh trái ngược trong quý I/2024. Một nhóm kinh doanh khởi sắc và tăng trưởng rõ rệt nhưng bên kia lại chìm sâu trong thua lỗ, lợi nhuận giảm mạnh...