Nội dung trên được Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho biết khi giải trình về một số nội dung liên quan báo cáo kinh tế - xã hội, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 9/5.
Ông Dũng nhìn nhận thời gian qua, khó khăn tác động cả từ bên ngoài và bên trong. Khó khăn bên trong là tâm lý thị trường, niềm tin xã hội và né tránh sợ trách nhiệm cán bộ thực thi các cấp.
Theo ông Dũng, năm 2022, TP.HCM gửi và hỏi Bộ Kế hoạch & Đầu tư về 584 văn bản. Bộ KH&ĐT đã trả lời thông qua 604 văn bản, nhưng quan trọng "những vấn đề thành phố hỏi bộ đều thuộc thẩm quyền của thành phố".
"Hai năm vừa qua, TP.HCM cấp chủ trương đầu tư 8 dự án, trong khi trước đây trung bình mỗi năm thành phố chấp thuận đầu tư 70 dự án bất động sản. Điều này cho thấy vấn đề lớn nhất hiện nay là các cấp đùn đẩy, né tránh, sợ không làm", ông Dũng nói.
Theo Bộ trưởng KH&ĐT, vấn đề thứ hai là khó khăn của doanh nghiệp và trước tiên là dòng tiền. Trong đó, điều hành tiền tệ hiện có vấn đề "lúc thả nhanh, lúc phanh gấp" khiến doanh nghiệp rất khó khăn.
"Nhiều doanh nghiệp lớn đã phải bán gần hết tài sản. Những gì có thể bán được đã bán, chỉ bằng 50% giá thực và người mua là doanh nghiệp nước ngoài. Đây là câu chuyện thâu tóm, chúng tôi đã cảnh báo nhiều lần", theo ông Dũng.
Bên cạnh đó, ông đề cập vấn đề thủ tục đầu tư không làm hoặc kéo dài, tới 1-2 năm mới giải quyết vấn đề. Việc này cho thấy tinh thần giải quyết công việc không có.
Ngoài ra, Bộ trưởng KH&ĐT cho rằng môi trường đầu tư kém và vấn đề cải cách môi trường đầu tư bị mờ nhạt. Bộ đang đề nghị phải tách ra, vì hiện cho thấy thực tế đã phát sinh hàng nghìn thủ tục của các bộ, ngành, địa phương.
Ngoài ra, Bộ KH&ĐT đang giao Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) rà soát, xem văn bản nào của bộ ngành đang cản trở, làm ách tắc hoạt động nền kinh tế hiện nay.
Dù vậy, ông cũng cho rằng nhiều nghị quyết, chỉ thị, công điện được Chính phủ đưa ra bước đầu đã có chuyển biến tích cực và có những dấu hiệu tốt từ đầu tháng 4. Sắp tới, các cơ quan bộ ngành sẽ có sự tham mưu phù hợp để cải thiện tăng trưởng các quý sau.
Lo ngại mục tiêu tăng trưởng 6,5% thì các quý sau phải tăng trưởng quanh 8%, ông Dũng cho biết Chính phủ vẫn giữ mục tiêu này để phấn đấu.
"Hy vọng tình hình thế giới có chuyển biến, thì vẫn có khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng năm nay, nhưng chỉ tiêu này rất thách thức", Bộ trưởng KH&ĐT nói.
Theo Zing
Lãnh đạo Cục thuế TP.HCM cho biết đơn vị đã hoàn thành việc giải quyết nghĩa vụ tài chính cho 15.800 hồ sơ thuế từ ngày 1/8.
Thông tin bầu Thụy lên kế hoạch xây dựng học viện bóng đá tiêu chuẩn cao nhất châu Á với diện tích 90 ha tại tỉnh Ninh Bình không có gì lạ. Đây là một bước tiến mang tính lô-gíc nếu xét theo các động thái đầy tham vọng của doanh nhân này.
Nhiều cơ hội hấp dẫn hơn đang vẫy gọi các nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam trong năm 2025, nổi bật là chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và các lĩnh vực liên quan đến phát triển xanh, theo tập đoàn đầu tư VinaCapital.
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 9, cả nước có hơn 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể. Trong đó, doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 4.233 và chờ giải thể lên đến 7.410 doanh nghiệp.
Dù siêu bão Yagi (bão số 3) tàn phá nhiều vùng ở miền Bắc trong tháng 9 làm ảnh hưởng đến nhiều người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân hàng UOB của Singapore đã nâng triển vọng tăng trưởng GDP cả năm 2024 của Việt Nam.
Thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp miền Nam được dự báo sẽ tăng trưởng trong năm 2025 với tốc độ cao hơn năm 2024, là năm chứng kiến nhiều bất ổn kinh tế toàn cầu và thay đổi về chính sách ở nhiều quốc gia.