Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM (FFA) cho biết, trong thời gian TPHCM giãn cách do dịch COVID-19, vì là ngành thực phẩm, cung cấp hàng tiêu dùng thiết yếu, nên hầu hết DN trong hội vẫn duy trì sản xuất theo hình thức “3 tại chỗ” với công suất khoảng 50%. Đây cũng là lý do khiến các DN không bị thiếu hụt lao động nhiều, có thể phục hồi nhanh.
Trước mắt, các DN trong ngành tập trung cho việc ổn định sản xuất, chuẩn bị mở rộng công suất lên mức 70-80% và tùy tình hình để tiến tới 100% công suất. Các DN đều xác định tâm thế cần sớm khôi phục sản xuất để phục vụ thị trường nội địa, nhất là chuẩn bị dự trữ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán năm 2022.
Tuy nhiên, cũng theo bà Lý Kim Chi, hiện có nhiều vấn đề khiến DN phải quan tâm, như đưa người lao động quay trở lại sản xuất, nhất là với những DN xuất khẩu rất cần ổn định lao động để tập trung trả nợ đơn hàng. Hay tình trạng giá nguyên liệu đầu vào, do ảnh hưởng dịch bệnh đang bị đẩy lên quá cao,.
Ngoài ra, việc phải “chống chọi” để duy trì hoạt động trong mấy tháng dịch bệnh vừa qua khiến DN đang rất thiếu vốn do vốn dự trữ đã dùng hết. Do đó, Chủ tịch FFA cho rằng, DN rất cần đến sự hỗ trợ về nguồn lực tài chính lúc này.
Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh Nguyễn Hoàng Ngân cho biết, DN xác định đặt an toàn cho người lao động lên trên. “Chúng tôi không áp lực việc mở cửa ngay lập tức khi chưa yên tâm về điều kiện an toàn của người lao động. Hiện DN vẫn tổ chức vận hành theo ‘3 tại chỗ’ ít nhất trong 10 ngày đầu tháng 10”.
Mặc dù vậy lãnh đạo Nhựa Bình Minh cho hay, vẫn kỳ vọng hoạt động vận chuyển, đi lại liên vùng giữa TP.HCM và các tỉnh lân cận cởi mở hơn trong những ngày tới, vì phương án tốt nhất là người lao động được đi-về hàng ngày sau khi đã tiêm đủ 2 mũi vaccine.
Trước mắt, Nhựa Bình Minh đặt mục tiêu có thể khôi phục ngay 70% lực lượng lao động, những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine.
“Lộ trình phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ dựa trên kịch bản phục hồi của TP.HCM. Trước tiên, chúng tôi rà soát lại tất cả các yếu tố của quy trình sản xuất kinh doanh, đánh giá hiện trạng sau 3 tháng sản xuất ‘3 tại chỗ’. Từ tháng 11, chúng tôi có thể phục hồi 100% nguồn lực của DN. Tuy nhiên, kế hoạch nào cũng sẽ phụ thuộc vào sự phục hồi của thị trường. Với các tín hiệu về đầu tư công, các công trình xây dựng, và nhất là việc hầu hết các địa phương đã chuyển sang áp dụng Chỉ thị 15, chúng tôi có sự lạc quan về nhu cầu thị trường trong thời gian tới”, ông Nguyễn Hoàng Ngân bày tỏ kỳ vọng.
Giữ chân người lao động, thu hút lao động mới
Còn tại Công ty Thủy hải sản Sài Gòn (APT), Tổng giám đốc Trương Tiến Dũng cho biết, trong thời gian giãn cách, để bảo đảm an toàn, ổn định sản xuất, có khoảng 70% lao động thực hiện “3 tại chỗ”, DN hỗ trợ nhu yếu phẩm để người lao động yên tâm. Đến nay người lao động đang làm việc đều đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine. Để chuẩn bị cho phục hồi sản xuất hiện lãnh đạo các tổ, đội sản xuất đang hàng ngày nắm lại tình hình số lao động còn lại.
Do APT có kho lạnh, nên vẫn còn hàng dự trữ. Tuy vậy, hiện cũng có 2 thị trường xuất khẩu mà thời gian qua DN không giao đủ hàng, chỉ bảo đảm được 50% nhu cầu của khách hàng khiến DN đang nợ nhiều đơn hàng xuất khẩu.
Về thị trường nội địa, trong 2 tuần tăng cường giãn cách nên tiêu thụ cũng giảm. Hàng chế biến tuy tiêu thụ tốt, nhưng hàng tươi sống bị chững lại. Tình hình tiêu thụ hiện bắt đầu khôi phục khi các siêu thị cho người tiêu dùng mua trực tiếp.
Cũng theo ông Trương Tiến Dũng, mặc dù thị trường đang rất cần nguồn cung, từ nội địa đến xuất khẩu, nhưng DN đang gặp nhiều khó khăn…Đáng chú ý, tình trạng thiếu lao động khiến DN phải tổ chức lại sản xuất, đồng thời phải tìm kiếm lao động mới và kéo theo đó là phải tăng chi phí cho việc đào tạo.
“Các bộ, ngành cũng quan tâm, hỏi DN khó khăn gì để hỗ trợ, nhưng rất khó trả lời. Nói thiếu nguyên liệu thì thực tế nguyên liệu không thiếu, vùng nguyên liệu có nhưng không thu mua được”, ông Trương Tiến Dũng chia sẻ và cho hay, các năm trước, thời điểm này đang bắt đầu cao điểm sản xuất hàng Tết và đơn hàng Giáng sinh cho thị trường xuất khẩu, tuy nhiên, năm nay do dịch bệnh, DN gặp nhiều khó khăn.
Về giải pháp tới đây, ông Trương Tiến Dũng cho rằng, tất cả phải xoay quang việc tổ chức sản xuất, chăm lo cho người lao động, giữ chân người lao động và thu hút lao động mới để có thể duy trì và khôi phục sản xuất. Bên cạnh đó còn phải kết nối, khôi phục lại thị trường, phải giữ cả đầu vào, đầu ra để giữ tăng trưởng.
Ông Trần Việt Anh, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn cho biết, không phải chờ chỉ thị của TP.HCM về phục hồi, phát triển kinh tế, các DN ở Thành phố, trong đó có Nam Thái Sơn đều đã phải chuẩn bị từ trước đó. Cụ thể như chuẩn bị về nguyên vật liệu, đàm phán với khách hàng, chuẩn bị các đơn hàng và đặc biệt là chuẩn bị cơ sở hạ tầng về y tế tại chỗ. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay, không chỉ với Nam Thái Sơn, mà với nhiều DN ở TP.HCM, đó là người lao động,
Có hai vấn đề chính về người lao động. Một là nhiều người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, nhưng tâm lý chưa ổn định để bắt tay vào làm việc. Thứ hai, các lao động làm việc tại TP.HCM, nhưng lại ở các tỉnh giáp ranh như Đồng Nai, Bình Dương, hiện không thể vào Thành phố để làm việc. Cụ thể, với Nam Thái Sơn, nhà máy đặt tại Cát Lái, cạnh bến phà, nhưng hiện nay, gần 200 công nhân ở ngay bên kia sông là huyện Nhơn Trạch thuộc tỉnh Đồng Nai không thể qua để làm việc.
“Các khách hàng lâu năm vẫn chờ đơn hàng của chúng tôi trong tháng 10 này. Giờ chúng tôi không có vướng mắc gì ngoài lao động để ổn định sản xuất”, ông chủ của Nam Thái Sơn chia sẻ và cho biết, rất mong đợi chính sách phối hợp về đi lại giữa TPHCM với các địa phương trong vùng.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Các tác giả tham dự cuộc thi video clip “Tôi yêu Bà Rịa - Vũng Tàu” năm 2024 đã làm khó Ban Giám khảo và Ban Tổ chức (BTC) cuộc thi vì tác giả nào cũng chăm chút cho tác phẩm quá tỉ mỉ. Ngoài ra, BTC cũng nhận được số lượng vượt trội so với năm trước.
Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là Việt Nam sẽ có điện từ khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), đánh dấu cột mốc quan trọng trong ngành năng lượng và năng lượng sạch, giảm phát thải carbon và chuyển đổi kinh tế xanh.
Việt Nam áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho cả bia và rượu ở mức 65% từ 1/1/2018, được xem là cao nhất thế giới. Tuy nhiên, có khả năng thuế này sẽ tăng nữa.
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.