Thứ năm, 03/10/2024

Làm mới "thời trang cũ"

28/07/2024 12:16 PM (GMT+7)

Chỉ cần tìm kiếm với các hashtag “đồ si”, “đồ second-hand”, “đồ hàng thùng"… trên các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Tiktok, Facebook có thể cho ra hàng trăm nghìn bài đăng liên quan đến quần áo cũ.

Làm mới "thời trang cũ"- Ảnh 1.

Chợ đồ si Hoàng Hoa Thám đông đúc khách sỉ, lẻ mỗi dịp cuối tuần.

Đồ cũ chưa bao giờ cũ

Quần áo, giày dép cũ hay còn gọi "đồ si", "đồ second-hand", đang trở thành trào lưu được giới trẻ, đặc biệt là thế hệ Gen Z và Millennials ưa chuộng. Theo nghiên cứu thị trường của Future Market Insights, thị trường quần áo cũ toàn cầu được dự đoán sẽ đạt mức định giá 282.748,6 triệu đô la Mỹ vào năm 2032.

Tại Việt Nam, xu hướng này cũng không nằm ngoài vòng phát triển. Trong đó, TP Hồ Chí Minh được xem là thị trường đồ si sôi nổi nhất. Chỉ cần nhắc đến chợ đồ si Đông Tác, chợ Bà Chiểu, chợ si Hoàng Hoa Thám…, hầu hết giới yêu thích đồ si đều biết đến vì các chợ đồ si nơi đây đã có từ rất lâu, lượng khách đến đây phần lớn đều mua sỉ hơn mua lẻ.

Những ngày cuối tuần, các khu chợ này lại càng thêm đông đúc, nhộn nhịp với lượng lớn khách mua hàng là các bạn trẻ đi “săn” những món đồ cũ độc, lạ. Chị Hằng, chủ hai cửa hàng đồ si tại chợ Hoàng Hoa Thám cho biết: “Cứ đến cuối tuần, khu chợ này lại nhộn nhịp khách vì giá đồ si rất rẻ, chỉ từ 5.000 đồng/sản phẩm. Những món đồ này chủ yếu nhập từ Campuchia, mỗi kiện hàng từ 50 - 200kg. Mỗi ngày cuối tuần tôi đều khui từ 2 - 3 kiện lớn”.

Làm mới "thời trang cũ"- Ảnh 2.

Không chỉ quần áo mà giày dép cũ cũng được nhiều người tìm đến mua.

Bên cạnh đó, nhiều phiên chợ trao đổi đồ cũ, các sự kiện thanh lý, kí gửi của người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng..., cũng thu hút sự quan tâm của các tín đồ của đồ si. Những sự kiện này không chỉ tạo cơ hội cho người tiêu dùng tìm kiếm những món đồ độc đáo với giá cả phải chăng mà còn mang lại trải nghiệm mua sắm thú vị, đầy cảm hứng.

Các cửa hàng kinh doanh đồ si cũng mở ra ngày càng nhiều. Một số cửa hàng còn đầu tư vào việc trưng bày sản phẩm, tạo không gian mua sắm thoải mái và hiện đại, phân loại các mặt hàng theo phong cách thịnh hành, đồng thời bán thêm các món phụ kiện như mũ, kính, dây chuyền, giày… cũng là sản phẩm đã qua sử dụng. Không như những món đồ ở chợ, quần áo cũ tại các cửa hàng này đã được chọn lọc, làm sạch, nhiều món đồ trông như mới, còn nguyên mác, vậy nên mức giá cũng cao hơn so với các chợ đồ si.

Làm mới "thời trang cũ"- Ảnh 3.

Các món đồ si giá rất rẻ, chỉ từ 5.000 đồng có thể sở hữu được 1 món đồ yêu thích.

Người tiêu dùng cũng có thể tìm kiếm các sản phẩm quần áo cũ thông qua các sàn thương mại điện tử; thậm chí trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok… cũng có nhiều bạn trẻ bán trực tuyến thông qua livestream và đạt hàng nghìn lượt xem. Hashtag “ootd” (outfit of the day) trên mạng xã hội cũng được nhiều bạn trẻ sử dụng trong các bài đăng của mình để khoe những bộ trang phục độc đáo của mình từ đồ si.

Xu hướng tiết kiệm và bền vững

Dịch COVID-19 đi qua, để lại ‘‘di chứng’’ cho nhiều lĩnh vực, ngành thời trang cũng không ngoại lệ. Người tiêu dùng dần hướng đến những mặt hàng tiết kiệm, bền vững. Chính vì vậy, những món đồ si ngày càng được lòng người mua hàng. Những bộ quần áo cũ có giá thành thấp, chỉ bằng 20 - 50% giá của đồ mới hay nhiều món chỉ từ 5.000 đồng thu hút các khách hàng trẻ, đặc biệt là sinh viên. Chỉ cần biết cách chọn lựa, họ có thể tìm thấy nhiều sản phẩm mới và chất lượng so với giá tiền bỏ ra, thậm chí có những chiếc vẫn còn nguyên tem mác.

Làm mới "thời trang cũ"- Ảnh 4.

Túi xách đồ si cũng được nhiều người yêu thích vì dù lỗi mốt nhưng là hàng có thương hiệu và hàng "xịn".

Không chỉ có giá rẻ mà đối với nhiều người, việc mua đồ si còn là một thú vui, sở thích. Chia sẻ về lý do chọn mua đồ si, bạn Phan Hoàng Việt Hưng, sinh viên Đại học Văn Lang cho biết: “Trước tiên, đồ si tiết kiệm được nhiều chi phí cho mình so với việc mua đồ mới. Có những sản phẩm mà các nhãn hàng đã ngưng sản xuất, chỉ có thể lùng nó ở các chợ đồ si. Thứ hai, có những thương hiệu khá đắt đỏ, khả năng không cho phép để mua đồ mới nhưng mình vẫn tiếp cận được ở đồ si. Thứ ba, đồ si ở đây có nhiều thứ để “mix & match” (phối đồ), đa dạng mẫu mã, kiểu loại, màu sắc. Đặc biệt, đi săn lùng đồ si cũng là một thú vui”.

Nhiều bạn trẻ lựa chọn tìm đến với đồ si vì sự đa dạng của nó và cũng vì ở đồ si có những đặc điểm riêng, những cá tính riêng. Nhiều món hàng hiệu đã ngưng sản xuất mới chỉ có thể tìm kiếm ở những nơi bán đồ si. Nhiều bạn trẻ cho rằng, đây là cách tiêu dùng thông minh khi tiếp cận được với hàng hiệu giá rẻ, đẹp nhưng vẫn còn chất lượng và sự độc lạ. Nhiều bạn trẻ thích phong cách “retro”, “vintage”, “y2k”… thường tìm kiếm đồ si để phối những món đồ cũ đậm dấu ấn cá nhân.

Làm mới "thời trang cũ"- Ảnh 5.

Giới trẻ yêu thích đồ si không chỉ vì nó rẻ mà còn "độc", lạ và dễ phối đồ.

Với nhiều người, việc mua sắm, “săn lùng” đồ si còn là một sở thích, một cách “chữa lành” mỗi dịp cuối tuần. Không chỉ mang lại niềm vui khi tìm thấy những món hàng độc đáo, người mua còn cảm thấy thỏa mãn khi có được một món đồ mà không ai khác có. Quá trình săn lùng đồ si cũng trở thành một hành trình khám phá đầy thú vị, nơi mỗi món đồ đều có câu chuyện riêng, mang đến cảm giác hồi hộp và phấn khích khi tìm ra những món hàng đặc biệt.

Thêm vào đó, việc mua sắm đồ si cũng là một hình thức ủng hộ lối sống bền vững và thân thiện với môi trường. Khi chọn mua đồ si, người tiêu dùng gián tiếp giảm thiểu lượng rác thải thời trang, tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu khí thải carbon từ quá trình sản xuất mới. Theo số liệu của Greenpeace, thay vì mua những sản phẩm mới, việc mua quần áo đã qua sử dụng có thể tiết kiệm hơn 6 pound (gần 3kg) khí carbon mỗi tháng.

Trong tương lai, với xu hướng tiêu dùng bền vững ngày càng gia tăng, đồ si hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển và chiếm lĩnh thị trường thời trang.

Theo Tin tức

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bổ sung nhiều đoàn tàu từ TP.HCM đi các tỉnh miền Trung dịp Tết 2025

Bổ sung nhiều đoàn tàu từ TP.HCM đi các tỉnh miền Trung dịp Tết 2025

Để phục vụ nhu cầu người dân, ngành đường sắt sẽ bổ sung nhiều đoàn tàu kết nối TP.HCM và các tỉnh miền Trung trong cao điểm Tết Nguyên đán.

Bán bia khó khăn, Heineken tại Việt Nam đang trượt dốc?

Bán bia khó khăn, Heineken tại Việt Nam đang trượt dốc?

Phần lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết của SATRA giảm mạnh phần nào cho thấy sự khó khăn của liên doanh Heineken tại thị trường Việt Nam. Hồi tháng 6, Heineken cũng vừa đóng cửa một nhà máy tại Quảng Nam.

Giá gạo ST25 tăng chóng mặt, Gạo Ông Cua tăng 2 lần trong tháng 9, vì sao?

Giá gạo ST25 tăng chóng mặt, Gạo Ông Cua tăng 2 lần trong tháng 9, vì sao?

Giá gạo ST25 thời gian qua liên tục tăng. Ngay cả thương hiệu gạo ST25 của kỹ sư Hồ Quang Cua trước đây ít bị tác động trong những đợt tăng giá nhưng cũng đã điều chỉnh 2 lần trong tháng 9. Vì sao vậy?

Đồng Tâm Group tăng vốn lên 1,5 lần, liệu có khả thi?

Đồng Tâm Group tăng vốn lên 1,5 lần, liệu có khả thi?

Nếu chào bán thành công gần 50 triệu cổ phiếu, Đồng Tâm Group sẽ tăng vốn điều lệ từ hơn 995 tỷ đồng lên gần 1.493 tỷ đồng.

Quy hoạch khu đô thị - dịch vụ hơn 2.000 ha tại Long Thành

Quy hoạch khu đô thị - dịch vụ hơn 2.000 ha tại Long Thành

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức vừa ký quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị - dịch vụ Long Thành tại huyện Long Thành.

Hội thảo “Đất và phân bón”: Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong canh tác lúa ở ĐBSCL

Hội thảo “Đất và phân bón”: Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong canh tác lúa ở ĐBSCL

Ngày 2/10, Hội thảo quốc gia “Đất và phân bón” lần thứ nhất năm 2024 do Cục Trồng trọt phối hợp Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) và Công ty CP Phân bón Bình Điền tổ chức đã diễn ra tại TP Cần Thơ