Thứ sáu, 18/10/2024

Pháp nhân, hoạt động của ngân hàng CB và OceanBank sau chuyển giao

18/10/2024 3:47 PM (GMT+7)

CB và OceanBank vẫn là các pháp nhân hoạt động độc lập và sẽ không thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính với hai ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc là Vietcombank và MB.

Vietcombank, MB sở hữu 100% vốn điều lệ ngân hàng CB và OceanBank

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây Dựng Việt Nam (CB) cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) cho Ngân hàng TMCP Quân đội (MB). Lễ diễn ra chiều 17/10/2024.

Theo NHNN, việc chuyển giao bắt buộc các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém là một trong những giải pháp cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu nhằm góp phần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh tài chính tiền tệ quốc gia, ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội.

Sau khi được chuyển giao bắt buộc, CB và OceanBank sẽ là các NHTM TNHH một thành viên do Vietcombank và MB sở hữu 100% vốn điều lệ.

Như vậy, CB và OceanBank vẫn là các pháp nhân hoạt động độc lập. Đồng thời, 2 ngân hàng yếu kém này sẽ không thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính với Vietcombank và MB.

Pháp nhân, hoạt động của ngân hàng CB và OceanBank sau chuyển giao - Ảnh 1.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại Lễ công bố tại Hà Nội ngày 17/10/2024 Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Đồng thời, theo luật các TCTD, đối với Vietcombank và MB, khoản vốn góp vào CB và OceanBank không phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư và được loại trừ khi tính giới hạn góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao.

Ngân hàng CB và OceanBank sẽ hoạt động ra sao?

NHNN cho biết dưới sự quản lý của Vietcombank, MB trong vai trò chủ sở hữu đối với CB, OceanBank, mọi quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, quyền, nghĩa vụ của khách hàng tại CB, OceanBank tiếp tục được bảo đảm theo đúng thỏa thuận và quy định của pháp luật.

Pháp nhân, hoạt động của ngân hàng CB và OceanBank sau chuyển giao - Ảnh 2.

Theo Vietcombank, ngân hàng này sẽ thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với ngân hàng CB theo quy định. Vietcombank không góp vốn vào CB trong thời gian CB còn lỗ lũy kế; Vietcombank tham gia quản trị, điều hành và triển khai các biện pháp hỗ trợ tại Phương án chuyển giao bắt buộc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Tương tự, xác định việc nhận chuyển giao bắt buộc và thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc là nhiệm vụ chính trị quan trọng và có rất nhiều thách thức, khó khăn, Chủ tịch Vietcombank khẳng định sẽ nỗ lực tối đa để thực hiện chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước trong việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, giúp ổn định thị trường tài chính, tiền tệ và tăng cường lòng tin của nhà đầu tư, công chúng với hệ thống ngân hàng.

"Để thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng này đòi hỏi trách nhiệm lớn của cả hệ thống Vietcombank để nỗ lực đưa CB từ vị trí một ngân hàng yếu kém, đang bị kiểm soát đặc biệt trở thành ngân hàng thương mại hoạt động bình thường và phát triển, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế", ông Nguyễn Thanh Tùng nói.

Cũng tại lễ chuyển giao, MB cho biết, đơn vị này sẽ ưu tiên nguồn lực từ phát triển kinh doanh, nguồn vốn, công nghệ, nhân sự... để hỗ trợ thành viên mới OceanBank vào tập đoàn.

"OceanBank sẽ được tái cơ cấu với chiến lược phát triển dài hạn và được đầu tư bài bản, hướng đến một ngân hàng hiện đại, an toàn và bền vững", MB viết trong thông cáo.

Cùng với đó, Hội đồng Quản trị MB quyết định cử ông Lê Xuân Vũ, thành viên Ban điều hành MB là người đại diện MB, đảm nhiệm vị trí Phó Tổng giám đốc thường trực của OceanBank.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM tiếp tục thảo luận bảng giá đất điều chỉnh

TP.HCM tiếp tục thảo luận bảng giá đất điều chỉnh

Ban Chỉ đạo xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất TP.HCM sẽ họp và cho ý kiến bảng giá đất điều chỉnh vào chiều ngày 19/10/2024.

Sắp khởi công dự án cải tạo con rạch ô nhiễm nặng

Sắp khởi công dự án cải tạo con rạch ô nhiễm nặng

Tại TP.HCM, dự án nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm với tổng vốn đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng sẽ được khởi công vào tháng 11 năm nay.

Doanh nghiệp nhỏ cần nguồn tín dụng để chuyển đổi xanh, hướng tới kinh tế xanh

Doanh nghiệp nhỏ cần nguồn tín dụng để chuyển đổi xanh, hướng tới kinh tế xanh

Các tổ chức tín dụng quốc tế hiện nay thường từ chối cấp vốn cho những dự án phát thải nhiều carbon vì thế giới đang chạy đua để thực hiện Net Zero; nhưng tín dụng xanh đừng quên doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Top 10 thương hiệu mạnh, tăng trưởng xanh 2024 gọi tên Phân Bón Cà Mau

Top 10 thương hiệu mạnh, tăng trưởng xanh 2024 gọi tên Phân Bón Cà Mau

Tại Lễ Công bố và Vinh danh Thương hiệu mạnh Việt Nam lần thứ 21 ngày 16/10, Công ty Cổ phần Phân Bón Dầu Khí Cà Mau (Phân Bón Cà Mau) đã vinh dự nhận danh hiệu Top 10 Thương Hiệu Mạnh - Tăng Trưởng Xanh 2024.

Phí vỉa hè TP.HCM đóng góp gần 5 tỷ đồng

Phí vỉa hè TP.HCM đóng góp gần 5 tỷ đồng

Tổng số phí vỉa hè thu được ở TP.HCM đến nay khoảng 4,799 tỷ đồng. Sở Giao thông Vận tải thành phố đã thu phí đối với các hoạt động văn hóa, bố trí công trình tiện ích phục vụ giao thông công cộng.

Người sở hữu vườn cây dược liệu quý, giá tỷ đồng nhưng không bán

Người sở hữu vườn cây dược liệu quý, giá tỷ đồng nhưng không bán

Anh Nguyễn Văn Khôn ở xã Hưng Thịnh (huyện Trảng Bom, Đồng Nai) đang sở hữu những cây xáo tam phân đầu dòng hơn 10 năm tuổi có giá hơn 1 tỷ đồng nhưng không bán. Anh nhân giống, mở rộng vùng nguyên liệu, phát triển các sản phẩm bảo vệ sức khỏe và nâng cao thu nhập.