Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận việc chấp hành chính sách pháp luật trong quản lý thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo quy hoạch điện VII và quy hoạch điện VII điều chỉnh.
Theo quy hoạch, đối với năng lượng tái tạo, ưu tiên đẩy nhanh phát triển nguồn điện sử dụng năng lượng mặt trời, đưa tổng công suất từ mức không đáng kể lên mức 850MW vào năm 2020; khoảng 4.000MW vào năm 2023; điện năng sản xuất từ nguồn điện mặt trời chiếm khoảng 0,5% vào năm 2020 và 1,6% vào năm 2025.
Theo Bộ Công Thương, từ tháng 3/2016 đến 31/12/2020 đã có 168 dự án điện mặt trời với tổng công suất 14.707MW (gấp 17,3 lần quy hoạch) được phê duyệt bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực cấp tỉnh và quy hoạch phát triển điện Quốc gia.
Trong số này có 137 dự án có tiến độ vận hành giai đoạn 2016-2020 với công suất 9.366MW (gấp 11 lần quy hoạch); đến cuối 2020 tổng công suất điện nối lưới đã đầu tư thực tế là 8.642MW (gấp 10,2 lần quy hoạch).
5.088MW điện được ký hợp đồng, gấp 6 lần quy hoạch
Trong khi nguồn điện mặt trời được phê duyệt tăng mạnh, thì khu vực các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên lại có phụ tải thấp, cần có phương án truyền tải để giải tỏa công suất, nhưng lưới điện đã không được đầu tư kịp thời, đồng bộ, dẫn đến mất cân đối giữa nguồn và lưới, cơ cấu nguồn điện, vùng miền… gây khó khăn cho công tác quản lý vận hành hệ thống điện.
Đây cũng là nguyên nhân khiến việc quá tải cục bộ diễn ra trên diện rộng các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk; buộc các nhà máy điện phải giảm phát.
Bên cạnh đó, kết luận điều tra cho thấy, tổng công suất đặt nguồn điện mặt trời dự kiến vận hành thương mại trước năm 2020 đã ký hợp đồng mua bán điện là 5.088MW (vượt xa mục tiêu 850MW). Ngoài giá FIT trả cho chủ đầu tư, chi phí hệ thống tăng thêm ít nhất 5,5 cent/kWWh (bao gồm chi phí truyền tải, chi phí dịch vụ hệ thống…).
Thanh tra Nhà nước cho rằng khi xây dựng đề án quy hoạch điện VII, quy hoạch điện VII điều chỉnh, thì tổng công suất của nguồn điện mặt trời đến năm 2020 là 850MW đã được tính toán dựa trên các tiêu chí cân đối toàn hệ thống.
Vì vậy việc điều chỉnh bổ sung nhiều sự an điện mặt trời, chủ yếu tập trung khu vực miền Trung, Tây Nguyên cần phải có quy hoạch tổng thể về nguồn, lưới truyền tải, phương án giải tỏa công suất… nhưng thực tế đã không thực hiện, không có giải pháp tổng thể.
Theo dautu.kinhtechungkhoan.vn
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.