Thứ bảy, 27/07/2024

Thủ tướng: Khoa học công nghệ là con đường ngắn nhất để đến mục tiêu

15/05/2024 4:30 PM (GMT+7)

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ KH&CN và Ngày Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong các nhà khoa học chủ động đề xuất thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực với các cơ quan nhà nước để có nguồn lực thực hiện nghiên cứu.

Hôm nay (ngày 15/5), tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ (18/5/1959-18/5/2024).

Cùng dự có nhiều lãnh đạo các Bộ, ban, ngành cơ quan Trung ương và địa phương; các tổ chức quốc tế, cơ quan nước ngoài tại Việt Nam; các tổ chức chính trị, xã hội; các doanh nghiệp, viện, trường, tập đoàn kinh tế; các nhà khoa học trong và ngoài nước; lãnh đạo, cán bộ Bộ Khoa học và Công nghệ các thời kỳ.

Phát triển khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu

Trong bài phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ KH&CN - Huỳnh Thành Đạt đã có những chia sẻ lý do tổ chức Lễ Kỷ niệm 65 năm thành lập và Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2024.

Thủ tướng: Khoa học công nghệ là con đường ngắn nhất để đến mục tiêu - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ KH&CN - Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại khai mạc Lễ kỷ niệm 65 năm thành lập và Ngày KH&CN.

Trải qua 65 năm phấn đấu và trưởng thành, qua từng giai đoạn lịch sử của Bộ, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, tên gọi của Bộ KH&CN đã có nhiều lần thay đổi. Ban đầu là Ủy ban Khoa học Nhà nước (năm 1959), năm 165 là Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, năm 1990 là Ủy ban Khoa học Nhà nước (năm 1990), Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường được đổi vào năm 1992 và từ năm 2002 cho đến nay là Bộ Khoa học và Công nghệ.

"Dù với tên gọi nào, Bộ Khoa học và công nghệ luôn được giao nhiệm vụ là cơ quan tham mưu cao nhất cho Đảng, Quốc hội và Chính phủ trong việc hoạch định và triển khai các chính sách phát triển khoa học kỹ thuật và hiện nay là khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo", Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt chia sẻ.

Bộ trưởng cho biết, trong nhiều năm qua, pháp luật về khoa học và công nghệ luôn được quan tâm xây dựng và sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn quản lý. Trong đó, đáng kể nhất là Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000, 2013; Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 và 2022; Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006; 2017; Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006; Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007; Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008; Luật Công nghệ cao năm 2008; Luật Đo lường năm 2011...

"Các đạo luật này cùng với hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành ngày càng hoàn thiện, đã góp phần tạo hành lang pháp lý thuận lợi và đồng bộ hơn cho hoạt động khoa học nghệ và quản lý. Hiện Bộ được Chính phủ giao nhiệm vụ rà soát, sửa đổi toàn diện Luật Khoa học công nghệ năm 2013; Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006; Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 và Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008", Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt khẳng định.

Có thể thấy rằng, trong gần 40 năm đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, cơ chế và chính sách quản lý hoạt động khoa học và công nghệ cũng luôn được quan tâm đổi mới nhằm giải phóng tiềm năng sáng tạo, tạo môi trường thuận lợi và thông thoáng cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Theo Bộ trưởng, Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, ngày 18/5 hàng năm là ngày Khoa học và công nghệ Việt Nam. Sau hơn 10 năm tổ chức, dịp này đã trở thành ngày hội của lực lượng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của cả nước.

Nhiều bộ, ngành, địa phương chọn Ngày Khoa học và công nghệ Việt Nam để vinh danh, trao các giải thưởng cho các nhà khoa học, các cán bộ quản lý khoa học và đông đảo người dân yêu khoa học, nghiên cứu. Nhiều viện, trường, doanh nghiệp tổ chức triển lãm kết quả nghiên cứu khoa học, sáng kiến của sinh viên, học sinh, người lao động; mở cửa các phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu cho học sinh, sinh viên và người dân tham quan, tìm hiểu về hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.

Nhiều phong trào thi đua, nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật của cán bộ nghiên cứu, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân; phong trào nâng cao năng suất, chất lượng tại các doanh nghiệp được tổ chức, thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo nhân dân.

"Các hoạt động phong phú, thiết thực chào mừng Ngày Khoa học và công nghệ Việt Nam trong 10 năm qua đã khơi dậy, truyền cảm hứng và khát vọng sáng tạo trong cộng đồng, hình thành văn hóa đổi mới sáng tạo và nuôi dưỡng tình yêu khoa học trong giới trẻ, góp phần kiến tạo một xã hội tôn trọng khoa học và tư duy sáng tạo", người đứng đầu Bộ KH&CN khẳng định.

Phát biểu tại buổi Lễ kỷ niệm, ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đồng tình với Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt khi coi phát triển KH&CN là ưu tiên hàng đầu.

Theo ông Dũng, Việt Nam từ một nước chậm phát triển đã vươn lên trở thành nước có nền kinh tế trung bình, hội nhập sâu rộng và vị thế không ngừng được khẳng định trên trường quốc tế. Các nhà khoa học Việt Nam đã tạo nên những sản phẩm mang thương hiệu Việt làm rạng danh đất nước, không chỉ rút ngắn khoảng cách với các nước tiên tiến trên thế giới mà còn tạo nên thứ bậc ngày càng cao và có uy tín trên thế giới.

Thủ tướng: Khoa học công nghệ là con đường ngắn nhất để đến mục tiêu - Ảnh 2.

Ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Ảnh Khải Phạm.

Chủ tịch Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho rằng, với chủ trương coi khoa học và công nghệ là sức mạnh, là lực lượng sản xuất trong phát triển kinh tế - xã hội, đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã lớn mạnh về cả số lượng và chất lượng. Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chính sách, pháp luật dựa trên những giải pháp cơ bản là: phải tạo môi trường làm việc thuận lợi cho đội ngũ trí thức; trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh trí thức; tạo chuyển biến cơ bản trong đào tạo nguồn nhân lực; nêu rõ vai trò, trách nhiệm của trí thức. 

"Đây chính là nền tảng quan trọng, động lực mạnh mẽ để đội ngũ trí thức hết lòng cống hiến tài năng, tâm huyết vào sự nghiệp xây dựng, phát triển của ngành Khoa học và Công nghệ nói riêng và đất nước nói chung", ông Xuân Dũng chia sẻ.

Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, ông Dũng cho biết lực lượng trí thức cũng ngày càng lớn mạnh. Hiện Liên hiệp Hội Việt Nam thu hút được khoảng 3,7 triệu hội viên, trong đó có khoảng trên 2,2 triệu trí thức, chiếm khoảng 32,5% số trí thức trong cả nước.

Ông Dũng cho hay, bên cạnh những thuận lợi, ngành cũng đang đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Trong đó, cơ chế chính sách cần được tiếp tục đổi mới để phù hợp tình hình mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ngũ trí thức phát huy khả năng và cống hiến cho đất nước.

"Tiếp tục tin tưởng trí thức hơn nữa, hãy trao cho họ dũng khí dám nói, dám nghĩ, dám làm và dám hành động hơn nữa", ông Phan Xuân Dũng kiến nghị với các lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Những hạn chế cần khắc phục nếu muốn phát triển khoa học công nghệ

Trong bài phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm 65 năm thành lập và Ngày Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận ngành KH&CN đã đạt nhiều thành quả, đóng góp to lớn của đội ngũ nhà khoa học trong kháng chiến kiến quốc, đóng góp vào chiến thắng lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ ra những hạn chế như nhận thức về khoa học chưa đầy đủ, nhất là khoa học xã hội và nhân văn, sự phát triển chưa tương xứng với tầm vóc; cơ chế quản lý còn chưa phù hợp, chưa có cơ chế xứng đáng giữ chân nhân tài.... Thủ tướng cho rằng, đầu tư cho KH&CN còn hạn hẹp, thị trường KHH&CN phát triển còn chậm, cơ chế thương mại hóa còn hạn chế... ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành.

Thủ tướng: Khoa học công nghệ là con đường ngắn nhất để đến mục tiêu - Ảnh 3.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ ra những hạn chế của ngành KH&CN. Ảnh Khải Phạm.

Trong bối cảnh đó, người đứng đầu Chính phủ mong rằng, các nhà khoa học chủ động đề xuất thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực với các cơ quan nhà nước để có nguồn lực thực hiện nghiên cứu. Các cơ quan ban ngành cần có cơ chế chính sách, hạ tầng chiến lược thông suốt, quản trị thông minh, đổi mới sáng tạo là nền tảng.

"Nếu tài nguyên thiên nhiên hữu hạn thì khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo là vô hạn. Phát triển nhân lực gắn với khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực thúc đẩy tăng trưởng, có ý nghĩa sống còn để bứt phá", Thủ tướng nói.

 Khoa học công nghệ cũng là con đường ngắn nhất để đạt được các mục tiêu. Chính vì vậy, Thủ tướng cho biết cần xây dựng cơ chế phát triển khoa học công nghệ, đầu tư thích đáng cho hạ tầng khoa học, nâng cao chất lượng nhân lực, nhất là khoa học xã hội nhân văn, đặc biệt chú ý đến nhà khoa học trẻ, nhà khoa học nữ, những người ở vùng sâu vùng xa; tăng cường thu hút đầu tư vào khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, tập trung phát triển thị trường khoa học công nghệ.

Hơn nữa, các Bộ ngành địa phương cần kiên trì đề ra các giải pháp thúc đẩy đổi mới sáng tạo, các chính sách ưu đãi tôn vinh, trọng dụng, khuyến khích họ dấn thân trong khoa học, khuyến khích sự đóng góp của các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Đối với các nhà khoa học cần đặt lợi ích của quốc gia lên trên hết, với những trọng trách lớn, dám hy sinh, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu và các hoạt động của ngành KH&CN Việt Nam.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Chủ tịch HĐQT 1 tập đoàn bất động sản từ chức

Chủ tịch HĐQT 1 tập đoàn bất động sản từ chức

Ông Nguyễn Trọng Thông, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Tập đoàn Hà Đô, vừa xin từ nhiệm vì lý do sức khỏe. Ông chính là người sáng lập lên Hà Đô trong thập niên 1990 và sẽ ngồi ghế "Chủ tịch sáng lập" sau khi từ chức.

Liên tục đi kết nối cung cầu, vẫn không đưa được hàng vào siêu thị

Liên tục đi kết nối cung cầu, vẫn không đưa được hàng vào siêu thị

Dù liên tục có nhiều chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu để nhà sản xuất gặp gỡ, chào hàng các nhà bán lẻ nhưng khi được hỏi đã đưa được hàng vào siêu thị nào chưa, chủ nhiều doanh nghiệp lắc đầu: Không có dễ như vậy.

Nhóm giàu nhất hành tinh bỏ túi thêm 42 ngàn tỷ USD

Nhóm giàu nhất hành tinh bỏ túi thêm 42 ngàn tỷ USD

Nghịch lý của cả thế giới là tài sản của 1% dân số giàu nhất thế giới đã tăng tổng cộng 42.000 tỷ USD trong 10 năm qua, theo tổ chức Oxfam. Con số này cao hơn gần 36 lần so với tài sản do 50% dân số nghèo trên thế giới tích lũy được.

Con đường để Fed giảm lãi suất rộng hơn, thoáng hơn

Con đường để Fed giảm lãi suất rộng hơn, thoáng hơn

Lạm phát trong nền kinh tế Mỹ, yếu tố được Cục dự trữ liên bang (Fed) ưu tiên theo dõi để ra quyết định về lãi suất, đã tiếp tục giảm trong tháng 6/2024. .

Thủ tục lắp đặt điện mặt trời mái nhà sẽ dễ hơn

Thủ tục lắp đặt điện mặt trời mái nhà sẽ dễ hơn

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu phải có chính sách khuyến khích rõ ràng để tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu, kèm theo thiết bị lưu trữ điện năng chuyển thành nguồn điện nền phát lên lưới vào giờ cao điểm.

TP.HCM sẽ có tiêu chuẩn mới để quản lý nhà trọ tư nhân

TP.HCM sẽ có tiêu chuẩn mới để quản lý nhà trọ tư nhân

Trước thực trạng hàng ngàn nhà trọ tư nhân đang có nhiều vi phạm, Sở Xây dựng TP.HCM đã đề xuất nhiều tiêu chuẩn mới về diện tích tối thiểu bình quân sàn/người, chiều rộng tối thiểu của hẻm xây dựng nhà trọ. Mục đích là tăng cường quản lý trong lĩnh vực này.