Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố 38 bị can trong vụ án kit test của Công ty Việt Á và các đơn vị liên quan trong việc giao nhiệm vụ, nghiên cứu, nghiệm thu, chuyển giao; quản lý sản phẩm đề tài; thông tin tuyên truyền, khen thưởng; cấp số lưu hành, hiệp thương giá và kiểm tra hiệp thương.
Trong số các bị can có Chu Ngọc Anh, cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế; Phạm Xuân Thăng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương.
Chu Ngọc Anh (trái) và Nguyễn Thanh Long (phải). Ảnh Đ.X
Với Nguyễn Thanh Long, cáo trạng xác định khi làm Thứ trưởng đã ký công văn đề xuất không hiệp thương giá mà đề nghị Bộ Tài chính thực hiện hiệp thương với sinh phẩm chẩn đoán Covid-19 theo nguyên tắc: Giá sản xuất cộng Thuế và cộng lãi nhằm "khuyến khích sản xuất trong nước.
Bộ Y tế còn đề xuất mua 200.000 test của Công ty Việt Á với giá 470.000 đồng/test. Phan Quốc Việt, chủ tịch Công ty Việt Á đồng ý mức này.
Nguyễn Thanh Long bị cáo buộc đã can thiệp, tác động và chỉ đạo giúp Công ty Việt Á được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành test xét nghiệm Covid-19; hiệp thương giá và kiểm tra hiệp thương sai quy định. Việt Á do vậy được tiêu thụ số lượng lớn sản phẩm, thu lời bất chính.
Phan Quốc Việt bị cáo buộc chiếm đoạt công trình nghiên cứu test xét nghiệm và hối lộ hàng loạt quan chức.
Quá trình này, Việt đã 4 lần hối lộ Nguyễn Thanh Long, tổng số 2,25 triệu USD (tương đương 51,1 tỷ đồng). Thư ký của Nguyễn Thanh Long là Nguyễn Huỳnh cũng nhận hối lộ 2 lần, tổng số 4 tỷ đồng của Việt.
Với Chu Ngọc Anh, cáo trạng xác định không thực hiện đúng quy định về quản lý, khai thác kết quả nghiên cứu test Covid, vốn do Học viện Quân y chủ trì. Kết quả này do vậy dù là của Nhà nước nhưng bị Phan Quốc Việt và Công ty Việt Á mang ra thương mại, thu lời bất chính. Chu Ngọc Anh cũng nhận 200.000 USD từ Phan Quốc Việt.
Trong vụ án, cáo trạng xác định cựu Bí thư Hải Dương Phạm Xuân Thăng đã tạo điều kiện cho Phan Quốc Việt bán số tet xét nghiệm trị giá hơn 106 tỷ đồng cho CDC Hải Dương. Mức giá này bị nâng khống, gây thiệt hại hơn 73,8 tỷ đồng cho tỉnh Hải Dương.
Trong quá trình Công ty Việt Á thực hiện việc xét nghiệm phục vụ công tác phòng chống dịch tại Hải Dương, Phan Quốc Việt đến phòng làm việc của Phạm Xuân Thăng, đề nghị tạo điều kiện để Công ty Việt Á được xét nghiệm cho công nhân tại các khu công nghiệp, công nhân, người lao động ngoài khu công nghiệp tại tỉnh Hải Dương.
Tại buổi gặp này, Việt đưa cho Thăng 100.000 USD (tương đương hơn 2,3 tỷ đồng). Ngoài ra, Thăng còn được Phạm Duy Tuyến, khi đó là Giám đốc CDC tỉnh Hải Dương đưa 600 triệu đồng và 50.000 USD.
Tổng cộng, cơ quan tố tụng xác định Phan Quốc Việt đã dùng hơn 100 tỷ đồng để hối lộ, tặng quà "bôi trơn" cho hàng loạt quan chức, cán bộ tại trung ương và nhiều tỉnh thành. Ngoài 38 người bị truy tố trong vụ án này, cơ quan tố tụng nhiều tỉnh thành đang làm rõ, xử lý các vụ án liên quan Công ty Việt Á.
Cục Nghiệp vụ thuộc Tổng cục Quản lý Thị trường đã tạm giữ hơn 200 xe đạp điện ở TP.HCM và Bến Tre sau ba ngày truy vết và kiểm tra đồng loạt 10 điểm kinh doanh Phoxedien.com
Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết trên địa bàn TP có nhiều vị trí "đất vàng" nhưng bị vướng về pháp lý trong các vụ việc, vụ án, cần phải rà soát lại.
Kế hoạch mở rộng đường vào cảng Cát Lái của UBND TP.HCM cần hơn 2.075 tỷ đồng cho 2km đường.
Công ty Sabeco, được thị trường biết đến với tên Bia Sài Gòn, sẽ chi trả hơn 1.030 tỷ đồng tiền cổ tức cho tập đoàn mẹ Thai Beverage của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdivào đầu năm 2024.
Các tháng cuối năm, nhu cầu sử dụng tiền, vay tiền để trang trải cuộc sống, giải quyết công việc của người dân càng gia tăng. Đây cũng là thời điểm thuận lợi để các nhóm "tín dụng đen" tiếp cận giăng lưới các "con mồi".
Thời gian qua, TP.HCM đẩy mạnh công tác kiểm tra vi phạm nồng độ cồn, nhiều dân nhậu hạn chế đến quán, dẫn đến nhiều chủ kinh doanh ế ẩm, giảm đến 80% doanh thu.