Ngày 6/1, hãng xe điện VinFast bất ngờ công bố thay đổi nhân sự cấp cao. Ông Phạm Nhật Vượng, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Vingroup - công ty mẹ của VinFast, chuyển từ vai trò Chủ tịch HĐQT VinFast sang đảm nhận vị trí Tổng Giám đốc VinFast thay cho bà Lê Thị Thu Thủy. Ông Phạm Nhật Vượng cũng sẽ tiếp quản vị trí Giám đốc Điều hành.
Trên cương vị Tổng Giám đốc VinFast, ông Phạm Nhật Vượng sẽ trực tiếp quản lý các hoạt động vận hành, bao gồm sản xuất toàn cầu, bán hàng và chiến lược thị trường.
Trong thông báo, HĐQT VinFast nói ông Phạm Nhật Vượng là người phù hợp nhất với vị trí Tổng Giám đốc toàn cầu của VinFast, bởi ông có bề dày kinh nghiệm đúc kết được từ việc sáng lập và phát triển VinFast. Ông Phạm Nhật Vượng cũng là người lãnh đạo Vingroup với các doanh nghiệp hàng đầu thị trường trong hàng loạt lĩnh vực, từ công nghiệp, công nghệ, bất động sản đến dịch vụ.
Trong khi đó, bà Lê Thị Thu Thủy sẽ chuyển từ vai trò Tổng Giám đốc VinFast sang giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Bà Thu Thủy giữ chức vụ Giám đốc điều hành Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc điều hành Toàn cầu của VinFast từ tháng 3/2022.
Tân Chủ tịch VinFast gia nhập Vingroup từ năm 2008, với vị trí Giám đốc Tài chính, sau đó được bổ nhiệm là CEO Vingroup và VinSmart. Bà trực tiếp điều hành VinFast từ khi công ty thành lập năm 2017.
Cũng trong thông báo này, VinFast công bố bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Lan Anh làm Giám đốc Tài chính mới, thay thế ông David Mansfield.
Bà Nguyễn Thị Lan Anh là Hội viên kỳ cựu của Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (FCCA) và Hội viên Hiệp hội Kế toán Công chứng Úc (CPA), gia nhập Vingroup từ 2020, từ vị trí Phó Tổng Giám đốc Tài chính & Vận hành và Giám đốc Tài chính của Công ty Cổ phần VinES Energy Solutions ("VinES"), công ty sản xuất pin của Tập đoàn Vingroup.
Lý giải về sự thay đổi, sắp xếp lại nhân sự cấp cao, thông báo của VinFast nhấn mạnh sau khi VinFast tăng trưởng mạnh mẽ và đạt được những thành tựu kinh doanh ấn tượng gần đây, đặc biệt là việc công ty đã thâm nhập thành công vào thị trường Bắc Mỹ và niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ, HĐQT xác định đây là thời điểm thích hợp để sắp xếp lại vai trò của các thành viên lãnh đạo, chuẩn bị cho giai đoạn phát triển kế tiếp.
"Với nền tảng sản xuất vững mạnh, mạng lưới phân phối ngày càng phát triển và sự hỗ trợ của đội ngũ nhân sự tài năng, VinFast có điều kiện thuận lợi để tăng tốc mở rộng trên toàn cầu. Tôi tin tưởng VinFast sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ nhờ tài lãnh đạo và sự nhạy bén trong kinh doanh của ông Phạm Nhật Vượng", tân Chủ tịch HĐQT Lê Thị Thu Thủy khẳng định.
VinFast thành lập vào năm 2017, sở hữu tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô hiện đại, có quy mô hàng đầu khu vực đặt tại Hải Phòng, với mức độ tự động hóa lên đến 90%, công suất sản xuất đến 300.000 xe/năm trong giai đoạn 1.
Ngày 15/8/2023, VinFast đã rung chuông ra mắt trên Nasdaq, chính thức trở thành công ty niêm yết đại chúng có tầm vóc toàn cầu. Đến hiện tại, VinFast là thương hiệu Việt có giá trị vốn hoá lớn nhất niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là tỷ phú Việt Nam đầu tiên có tên trong danh sách các tỷ phú thế giới do Tạp chí Forbes công bố vào năm 2013.
Vào ngày 4/1, Bloomberg Billionaires Index, nền tảng thống kê giá trị tài sản của 500 tỷ phú hàng đầu của Mỹ, cho biết tổng tài sản của ông Phạm Nhật Vượng thống kê đến thời điểm hiện tại ước tính 9,14 tỷ USD, đứng thứ 255 trong danh sách tỷ phú của Bloomberg. Ông là tỷ phú người Việt Nam có trong danh sách 500 tỷ phú giàu nhất thế giới hiện nay của Bloomberg.
Theo Bloomberg Billionaires Index, ông Vượng kiểm soát 45% cổ phiếu của công ty xe điện VinFast, nhờ đó tổng tài sản của ông tăng thêm gần 7 tỷ USD so với trước đó. Bloomberg cũng loại trừ số cổ phiếu ông kiểm soát VinFast thông qua Vingroup, để tránh tính hai lần.
Cũng theo Bloomberg Billionaires Index, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang nắm giữ 61% cổ phần của Tập đoàn Vingroup.
Ngoài việc trực tiếp nắm giữ phần lớn cổ phần tại Vingroup và VinFast, ông còn sở hữu cổ phần của Vingroup thông qua các công ty riêng như CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam (tên tiếng Anh: Vietnam Investment Group), CTCP Di chuyển Xanh và Thông minh, CTCP Quản lý và Đầu tư Bất động sản VMI.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.