Thứ bảy, 27/04/2024

Toshiba - tượng đài công nghệ Nhật Bản, đã được bán với giá hơn 15 tỷ USD

23/03/2023 10:37 PM (GMT+7)

Toshiba đã chấp nhận lời đề nghị mua lại từ một nhóm doanh nghiệp với giá 15,3 tỷ USD. Nếu việc mua bán diễn ra thành công, đây sẽ là một trong những thương vụ mua lại cổ phần tư nhân lớn nhất từ ​​trước đến nay tại Nhật Bản.

 Ai đã mua Toshiba với giá hơn 15 tỷ USD?

Theo Bloomberg, HĐQT Toshiba đã phê duyệt mức giá đề nghị mua lại trị giá 15,3 tỷ USD từ một nhóm doanh nghiệp trong nước. Toshiba cho biết 17 công ty Nhật và 6 tổ chức tài chính trong nước sẽ tham gia vào thương vụ, đứng đầu là Japan Industrial Partners.

Mức giá 15,3 tỷ USD tương ứng với giá 4.620 yên/cổ phiếu của Toshiba, cao hơn khoảng 9,7% so với giá đóng cửa vào hôm nay, 23/3.

Ai đã mua Toshiba với giá hơn 15 tỷ USD? - Ảnh 1.

Ai đã mua Toshiba: Toshiba đã chấp nhận lời đề nghị mua lại từ một nhóm doanh nghiệp với giá 15,3 tỷ USD. Ảnh: Bloomberg

Trước khi nhu cầu về chip nhớ và ổ cứng suy giảm, Toshiba đã đưa ra mức giá lên tới 5.500 yên/cổ phiếu. Tuy nhiên kể từ đó, Japan Industrial Partners đã hạ giá thầu nhiều lần, do điều kiện thị trường xấu đi, khó khăn trong việc đảm bảo tài chính và triển vọng doanh thu của Toshiba ngày càng sụt giảm.

Nếu việc mua bán diễn ra thành công, đây sẽ là một trong những thương vụ M&A lớn nhất châu Á trong năm nay. Đây cũng sẽ là một trong những thương vụ mua lại cổ phần tư nhân lớn nhất từ trước đến nay tại Nhật Bản.

Toshiba là tập đoàn công nghệ Nhật Bản có lịch sử hơn 140 năm và nổi tiếng khắp thế giới. Việc “chốt” giá bán hơn 15 tỷ USD được giới phân tích đánh giá sẽ khép lại một giai đoạn đầy khó khăn, thậm chí có phần hỗn loạn tại Toshiba, sau một loạt vụ bê bối khiến công ty gặp nhiều khó khăn. 

Ban quản lý của Toshiba, chính phủ Nhật Bản và phần lớn cổ đông nước ngoài, đã mâu thuẫn về tương lai của công ty. Trong khi các nhà đầu tư tích cực tìm cách tối đa hóa lợi nhuận, thì nhà nước vẫn muốn nắm giữ kiểm soát ở nhóm doanh nghiệp công nghệ đã đẩy những bất đồng lên cao hơn.

Ai đã mua Toshiba với giá hơn 15 tỷ USD? - Ảnh 3.

Ông Osamu Nagayama bị Đại hội cổ đông phế truất chức Chủ tịch Toshiba hồi năm 2021. Ảnh: Getty Images

Toshiba liên tiếp gặp nhiều khủng hoảng trong 8 năm qua, khởi đầu từ vụ bê bối kế toán năm 2015. Điều này khiến lợi nhuận bị thâm hụt và công ty phải tái cơ cấu toàn diện.

Đầu năm 2017, Toshiba liên tục trễ hạn công bố báo cáo tài chính, do những rắc rối tại mảng điện hạt nhân ở Mỹ. Toshiba lỗ 6,3 tỷ USD khi đầu tư vào mảng năng lượng hạt nhân tại Mỹ, và mấp mé bờ vực bị huỷ niêm yết. Công ty buộc phải bán đơn vị kinh doanh chip nhớ cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Đầu năm ngoái, các cổ đông đã không chấp nhận đề xuất chia tách Toshiba của ban lãnh đạo. Đây như biện pháp thay thế cho việc bán tập đoàn cho quỹ đầu tư tư nhân - phương án mà nhà đầu tư mong muốn. 

Thất bại của kế hoạch này đã thúc đẩy ban lãnh đạo tìm kiếm các lựa chọn chiến lược cho tương lai Toshiba.

Một nhà phân tích tại LightStream Research, đánh giá một trong những vấn đề đối với Toshiba là thiếu một chiến lược nhất quán do sự thay đổi hướng liên tục. Động thái mới nhất có thể là một điều tích cực, nhưng vẫn còn một số việc phải làm để thiết lập các động lực tăng trưởng ở các mảng kinh doanh mới nổi của Toshiba.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thiso Mall Trường Chinh – Phan Huy Ích đưa vào hoạt động tầng L2 và L3

Thiso Mall Trường Chinh – Phan Huy Ích đưa vào hoạt động tầng L2 và L3

Vào ngày 26.04, TTTM Thiso Mall Trường Chinh – Phan Huy Ích chính thức mở rộng thêm không gian mua sắm cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn từ các thương hiệu trong dịp lễ 30.04 và 01.05.

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% trong năm 2024 và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%. Ngân hàng này cũng ghi tên mình vào nhóm các nhà băng có tỷ lệ chia cổ tức cao.

Cái bắt tay 300 triệu đô đưa nước giải khát Việt ra thế giới

Cái bắt tay 300 triệu đô đưa nước giải khát Việt ra thế giới

Tân Hiệp Phát đã và đang hợp tác toàn diện với các tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ, nguyên liệu để phát triển thương hiệu Việt và đưa các sản phẩm “made in Việt Nam” ra khắp thế giới.

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê và các loại nông sản khác tăng đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng cao. CEO Phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông tiết lộ quý I/2024, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Phân bón Bình Điền lên đến 91 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 40 tỷ đồng.

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2023 của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (gọi tắt là Đèo Cả) cho thấy tập đoàn này còn nợ người lao động hơn 12,83 tỷ đồng, nợ thuế Nhà nước hơn 81 tỷ đồng.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024 vừa qua, Vinamilk đã đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế.