Thứ tư, 01/05/2024

Kiến nghị bổ sung con dâu, con rể vào “người có liên quan” trong Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng

10/11/2023 11:00 AM (GMT+7)

Theo HoREA, khoản 32 Điều 4 của Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) quy định về "người có liên quan" mới chỉ quy định 1 trường hợp có "quan hệ hôn nhân" là vợ hoặc chồng, chưa quy định đầy đủ các trường hợp khác.

Góp ý một số quy định của Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) gửi Quốc hội và Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đề nghị bổ sung hàng loạt trường hợp "người có liên quan" là pháp nhân, cá nhân khác có mối quan hệ tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động của tổ chức tín dụng cần được kiểm soát.

Kiến nghị bổ sung "con dâu, con rể..." vào “người có liên quan” trong Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng  - Ảnh 1.

HoREA kiến nghị bổ sung con dâu, con rể vào “người có liên quan” trong Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng. Ảnh: Quốc Hải

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, tại Điểm d Khoản 32 Điều 4 quy định về "người có liên quan" trong hoạt động tín dụng cần được kiểm soát đã quy định nhiều trường hợp có quan hệ huyết thống, nhưng mới chỉ quy định 1 trường hợp có quan hệ hôn nhân là vợ hoặc chồng, chưa quy định đầy đủ các trường hợp "người có liên quan".

"HoREA đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 32 Điều 4 Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng quy định thêm các trường hợp 'con dâu, con rể, anh chị em của vợ, anh chị em của chồng, cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, người bảo trợ (đỡ đầu) vào quy định 'người có liên quan' có mối quan hệ tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động của tổ chức tín dụng cần được kiểm soát", ông Châu đề nghị.

Một vấn đề khác được Chủ tịch HoREA đề cập là việc hầu như tất cả tổ chức tín dụng đều có hoạt động kinh doanh bất động sản do được "bật đèn xanh" cho phép bằng các quy định.

Cụ thể, theo ông Lê Hoàng Châu, khoản 2 Điều 90 Luật các tổ chức tín dụng 2010 và khoản 2 Điều 98 Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng đều quy định "tổ chức tín dụng không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động ngân hàng".

Ngoài ra, Điều 132 Luật các tổ chức tín dụng 2010 và Điều 138 Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng đều quy định "tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản".

Tuy nhiên, do quy định tiếp theo tại Khoản 2 Điều 90 Luật các tổ chức tín dụng 2010, và khoản 2 Điều 98 Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng, cho phép tổ chức tín dụng thực hiện "hoạt động kinh doanh khác", và do quy định tiếp theo về các trường hợp "ngoại lệ" được phép "hoạt động kinh doanh bất động sản" tại Điều 132 Luật các tổ chức tín dụng 2010 và Điều 138 Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng.

"HoREA đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét, quản lý chặt chẽ việc tổ chức tín dụng "mở rộng mạng lưới trụ sở, chi nhánh, cơ sở kho tàng" để mở rộng "hoạt động kinh doanh bất động sản", ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA kiến nghị.

"Các quy định này đã dẫn đến tình trạng thực tế là hầu như tất cả tổ chức tín dụng đều có 'hoạt động kinh doanh khác', mà chủ yếu là hoạt động kinh doanh bất động sản, do đã được "bật đèn xanh" cho phép", ông Châu nhận định.

Dẫn chứng cho nhận định này, Chủ tịch HoREA đưa ra hai trường hợp.

Thứ nhất, với quy định cho phép "mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc", và được phép "cho thuê một phần trụ sở kinh doanh thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng chưa sử dụng hết".

Việc này đã dẫn đến tình trạng tổ chức tín dụng có xu hướng mở rộng mạng lưới chi nhánh, địa điểm làm việc, cơ sở kho tàng, nhất là xây dựng các tòa nhà cao ốc văn phòng "hoành tráng" để vừa làm trụ sở, vừa để kinh doanh bất động sản cho thuê.

Thứ 2, với quy định cho phép "nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay", mà theo Luật các tổ chức tín dụng 2010, thì tổ chức tín dụng chỉ được nắm giữ trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản thì các tổ chức tín dụng mới phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại bất động sản này.

Quy định trên đã tạo dư địa cho các tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động kinh doanh bất động sản không khác gì hoạt động của một doanh nghiệp bất động sản chuyên nghiệp.

Kiến nghị bổ sung "con dâu, con rể..." vào “người có liên quan” trong Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng  - Ảnh 3.

HoREA đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét chặt chẽ việc cho phép thực hiện hoạt động kinh doanh khác ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng.

"Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng tăng thời hạn cho phép 'nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay' lên 5 năm, thì càng rộng đường thực hiện hoạt động kinh doanh bất động sản của các tổ chức tín dụng", ông Châu thẳng thắn.

HoREA đề nghị nên sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 98 và Điều 138 Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng, để quy định chặt chẽ các trường hợp mà tổ chức tín dụng được "hoạt động kinh doanh khác", hoặc được "hoạt động kinh doanh bất động sản". Đồng thời, cần xem xét quy định tỷ lệ mức trần "doanh thu kinh doanh bất động sản không vượt quá 15% doanh thu của tổ chức tín dụng".

Đặc biệt, HoREA đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét chặt chẽ việc cho phép thực hiện "hoạt động kinh doanh khác ghi trong Giấy phép Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng", nhất là "hoạt động kinh doanh bất động sản cho thuê văn phòng", tùy thuộc năng lực của từng tổ chức tín dụng.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

Dù nắng nóng, lượng khách đến TP.HCM vui chơi dịp lễ 30/4 - 1/5 tăng so với năm ngoái. Các dịch vụ lưu trú, nhà hàng, khách sạn đều ghi nhận kết quả khả quan trong 5 ngày nghỉ lễ.

Bao nhiêu tấn khí LNG đã được nhập khẩu cho ngành điện?

Bao nhiêu tấn khí LNG đã được nhập khẩu cho ngành điện?

Tàu Hoegh Gandria chở gần 60.000 tấn LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) từ Malaysia vừa mới cập bến Kho cảng LNG Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là đợt nhập khẩu LNG thứ 3 vào Việt Nam để phục vụ phát điện.

Fed "trơ" với lãi suất, ECB có thể hạ lãi suất vào đầu tháng 6

Fed "trơ" với lãi suất, ECB có thể hạ lãi suất vào đầu tháng 6

Vẫn chưa thấy Cục Dự trữ Liên bang (Fed, là ngân hàng trung ương Mỹ) "nhá" tín hiệu giảm lãi suất nào. Trong khi đó, các dữ liệu chính thức cho thấy kinh tế châu Âu đã thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý 1/2024.

Làm sao để tránh "bẫy" lãi suất khi vay ngân hàng để mua nhà?

Làm sao để tránh "bẫy" lãi suất khi vay ngân hàng để mua nhà?

Các ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay với bất động sản, mức thấp nhất từ 5%/năm. Vì vậy, nhiều đôi vợ chồng trẻ có thể muốn vay tiền mua nhà. Các chuyên gia đã lưu ý nhiều vấn đề để người vay tránh “bẫy” lãi suất thả nổi sau khi hết ưu đãi.

Vì sao ngân hàng Republic First Bank phá sản?

Vì sao ngân hàng Republic First Bank phá sản?

Nước Mỹ vừa ghi nhận ngân hàng đầu tiên bị phá sản trong năm 2024. Lý do là Republic First Bank đã phải chịu nhiều sức ép vì chi phí cao và biên lợi nhuận giảm.

Lượng khách qua đường hàng không dịp cao điểm lễ sụt giảm

Lượng khách qua đường hàng không dịp cao điểm lễ sụt giảm

Lễ 30/4 - 1/5 năm nay, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khai thác trung bình mỗi ngày khoảng 720 chuyến bay, thấp hơn các dịp cao điểm trước đó