Đây là thông tin được chia sẻ tại diễn đàn quốc tế "Những cơ hội và thách thức trong việc tăng cường, bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm" do Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC (thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới) tổ chức tại TP.HCM.
Sự kiện được tổ chức với sự hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản và Quỹ Bill & Melinda Gates (một trong những tổ chức từ thiện lớn nhất thế giới). Tham dự diễn đàn gồm hơn 100 đại biểu – có mặt tại sự kiện lẫn tham dự qua Internet – đến từ các tổ chức quốc tế, các nhà nghiên cứu và chuyên gia dinh dưỡng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tăng cường vi chất dinh dưỡng là việc chủ động tăng thêm hàm lượng vi chất dinh dưỡng thiết yếu, tức là vitamin và khoáng chất (bao gồm các nguyên tố vi lượng) trong thực phẩm nhằm cải thiện chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm và mang lại lợi ích cho sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu rủi ro đối với sức khỏe.
Đây là lần đầu tiên IFC tổ chức một diễn đàn về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm tại Việt Nam, nước đã cam kết phát triển hệ thống thực phẩm và nông nghiệp bền vững như nêu trong Kế hoạch hành động quốc gia (tháng 3/2023) về chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững đến năm 2030.
Vi chất dinh dưỡng là các loại vitamin (A, B, C, D, E, K...) và khoáng chất (sắt, kẽm, đồng, can-xi, phốt-pho, i-ốt ...) thiết yếu đối với cơ thể. Dù cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng rất nhỏ, nhưng nếu không chú ý bổ sung vi chất dinh dưỡng đầy đủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là sự phát triển về mặt thể chất lẫn trí tuệ của trẻ em.
Vi chất dinh dưỡng rất quan trọng vì chúng tham gia hầu hết vào các quá trình trao đổi chất diễn ra bên trong. Do đó, thiếu vi chất dinh dưỡng có thể gây ra một số bệnh như còi xương (thiếu vitamin D, can-xi), thiếu máu (thiếu sắt), suy dinh dưỡng (thiếu kẽm), bệnh về mắt (thiếu vitamin A), bướu cổ (thiếu i-ốt)...
Bên cạnh các thảo luận tầm quốc tế, sự kiện cũng nhằm giúp giải quyết các vấn đề suy dinh dưỡng ở Việt Nam, từ đó mở rộng tác động của các sáng kiến này trên phạm vi toàn cầu do Việt Nam là một nước xuất khẩu nông sản và thực phẩm quan trọng trên thế giới.
Theo UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc), Việt Nam là một trong 34 nước phải đối mặt với gánh nặng suy dinh dưỡng mãn tính cao nhất, ảnh hưởng đến 1,8 triệu trẻ em dưới 5 tuổi và gây nguy cơ cho sự phát triển thể chất và nhận thức của trẻ. Ngoài ra, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ước tính sẽ ảnh hưởng đến 19,6% trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam (dữ liệu UNICEF tháng 10/2023).
Vì vậy, diễn đàn đã chia sẻ nhận định: Việc tăng cường bổ sung vi chất vào thực phẩm sẽ giúp giảm chi phí y tế, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vì sẽ giúp tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh trong nông nghiệp và thực phẩm.
Bà Natia Mgeladze, Trưởng nhóm Tư vấn Tăng cường Dinh dưỡng Thực phẩm Toàn cầu của IFC, cho biết: "Bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm là một trong những biện pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất để cung cấp vi chất dinh dưỡng quan trọng cho những nhóm người dễ bị ảnh hưởng mà không cần phải thay đổi gì về các loại thực phẩm hoặc cách ăn uống".
Bà Mgeladze nhấn mạnh: "Đây là một chiến lược quan trọng hướng tới một Việt Nam với sức khỏe người dân tốt hơn và đất nước thịnh vượng hơn".
IFC toàn cầu trong hơn 15 năm qua đã cung cấp các dịch vụ tư vấn để giúp nhiều doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế và triển khai các mô hình kinh doanh bền vững. Từ năm 2023, IFC bắt đầu các chương trình nâng cao nhận thức và khuyến khích các công ty chế biến thực phẩm bổ sung vi chất vào nhiều loại sản phẩm khác nhau như ngũ cốc, gạo, dầu, sữa, đồ uống…
Các ngân hàng và tổ chức tín dụng được phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của các khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi bão số 3 (tức siêu bão Yagi).
Hàng hóa, thực phẩm phục vụ mùa Tết với giá bình ổn, khuyến mãi sâu chính thức được TP.HCM triển khai và tổ chức bán lưu động tại nhiều quận. Người dân sẽ được mua sắm hàng Tết với giá bất ngờ, để ai cũng được đón xuân.
Thảo cầm viên Sài Gòn đứng trước nguy cơ trước nguy cơ tạm ngưng hoạt động khi bị truy thu gần 850 tỷ đồng tiền nợ thuế.
11 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã đón hơn 15,8 triệu lượt khách quốc tế ước đạt 758 nghìn tỷ đồng. Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất với 4,1 triệu lượt người, chiếm 26,1% tổng lượng khách quốc tế.
Bộ Tài chính đề xuất bổ sung một số nội dung về chào bán, phát hành chứng khoán cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
Sau 5 phiên giao dịch dao động quanh mốc 100.000 USD, đồng Bitcoin đã giảm mạnh khiến chủ sở hữu mất trắng 3.220 USD/BTC.