Các “ngôi sao” nữ từ lâu đã dẫn đầu thị trường kinh doanh sản phẩm làm đẹp. Tuy nhiên, sau khi chủ nhân bản hit “Happy” Pharrell Williams và cựu thành viên nhóm nhạc One Direction Harry Styles bước chân vào lĩnh vực mỹ phẩm, đã nổi lên một “làn sóng” sao nam gia nhập thị trường đầy tiềm năng này.
Cụ thể, tháng 7/2022, tài tử Idris Elba và vợ cho ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc da S’able Labs. Tháng 9/2022, nam nhạc sĩ Travis Barker giới thiệu sản phẩm chăm sóc da làm từ cannabidiol (CBD) thông qua thương hiệu chăm sóc sức khỏe Barker Wellness của mình.
Những tuần tiếp theo, nam diễn viên Jared Leto và doanh nhân Jonathan Keren cho ra mắt thương hiệu Twentynine Palms trong khi Brad Pitt công bố thương hiệu chống lão hóa Le Domaine do anh cùng nhà sản xuất rượu vang Marc Perrin hợp tác thành lập.
Một số thương hiệu vấp phải phản hồi trái chiều bởi giá quá cao nhưng chúng xuất hiện vào thời điểm thị trường chăm sóc da cho nam giới đang phát triển. Future Market Insights cho biết, giá trị toàn cầu của lĩnh vực này là khoảng 13,5 tỷ USD trong năm 2022 và ước tính sẽ đạt 28,3 tỷ USD vào năm 2029.
David Yi, người sáng lập ấn phẩm làm đẹp số Very Good Light và thương hiệu mỹ phẩm chăm sóc cá nhân Good Light, cho biết: "Tôi nghĩ, sự gia tăng của các thương hiệu làm đẹp cho nam giới là bởi vì chúng tạo ra lợi nhuận lớn".
Ngành làm đẹp của Hàn Quốc đã phục vụ cho nam giới hơn hai thập kỷ trong khi phương Tây gia nhập thị trường muộn hơn. Clinique for Men bắt đầu tăng cường nỗ lực cho chiến dịch toàn cầu vào năm 2015, trong khi Chanel tung ra dòng mỹ phẩm mới có tên Boy de Chanel vào năm 2018. Năm 2021, Hims mời "ngôi sao" bóng chày Alex Rodriguez để hợp tác sản xuất một loại kem che khuyết điểm.
Văn hóa xung quanh cái đẹp đã thay đổi. Thay vì được xem là mới mẻ, các bộ sưu tập "phi giới tính" đang được đón nhận. Hiện tại, các dòng sản phẩm thuộc sở hữu của người nổi tiếng cũng không còn quá hiếm khi ngày càng nhiều người tham gia thị trường đầy lợi nhuận này.
Nói về những điều người tiêu dùng mong đợi, Jenny Bailly, Giám đốc mảng làm đẹp của Allure, cho biết: "Tiêu chuẩn của người tiêu dùng càng ngày càng cao. Với những thương hiệu làm đẹp của người nổi tiếng ra đời sớm, tôi nghĩ nó có liên quan đến cảm giác bí ẩn", Bailly nói và lấy ví dụ về nước hoa của những ngôi sao như Elizabeth Taylor vào những năm 1980 đã mở đường cho sự ra đời của các dòng nước hoa sở hữu bởi người nổi tiếng những năm 2000.
Theo David Yi, khi có nhiều thương hiệu trên thị trường, người tiêu dùng sẽ nảy sinh tâm lý hoài nghi. Họ muốn biết thương hiệu đại diện cho điều gì và tại sao nó lại cần thiết. Chẳng hạn, Fenty của Rihanna đã tạo ra một "cuộc cách mạng" khi cung cấp dòng sản phẩm cho 40 tông màu da khác nhau. Hay Honest Beauty của Jessica Alba được tung ra vào thời điểm nhu cầu về các sản phẩm "làm đẹp sạch" đang tăng.
Mặc dù các thương hiệu làm đẹp của người nổi tiếng thu hút chú ý từ công chúng khi ra mắt nhưng các khía cạnh như chất lượng, giá cả và giá trị của sản phẩm mới là yếu tố quyết định một khi hào quang chúng được hưởng từ người nổi tiếng dần mất đi. Nói cách khác, những người sáng lập cần đầu tư cho thương hiệu của mình, Yi cho biết.
Brad Pitt và Jared Leto từng thừa nhận qua phỏng vấn rằng, họ khá xa lạ với ngành công nghiệp này. Pitt đã tự nhận mình là "khách du lịch" trong lĩnh vực chăm sóc da trong một cuộc phỏng vấn với Glamour UK, trong khi Leto tự gọi mình là "học sinh" trong một cuộc phỏng vấn với Vogue.
Trong khi đó, Pharrell Williams nổi bật với tư cách là một người rất gắn bó với thương hiệu. Trong quá khứ, nam ca sĩ 49 tuổi đã nói về thói quen chăm sóc da và làm việc cùng bác sĩ da liễu của mình để nghiên cứu sản phẩm.
Với số lượng người nổi tiếng tung ra các thương hiệu làm đẹp và chăm sóc sức khỏe trong thời gian gần đây, có khả năng xu hướng này sẽ chưa dừng lại trong năm 2022. Nhìn về phía trước, Bailly hy vọng bất kỳ người nổi tiếng nào đang muốn giới thiệu dòng sản phẩm mới đều phải cẩn thận.
Những gì người tiêu dùng mong đợi từ một nhà sáng lập trong lĩnh vực làm đẹp cũng giống như điều họ mong đợi từ bất kỳ nhà sáng lập nào khác - một người muốn phục vụ cộng đồng và giải quyết vấn đề.
Theo CNN
Các thương hiệu xe ô tô Trung Quốc như TMT Motors, AION, BYD đều "ồ ạt" đưa nhiều mẫu xe điện vào thị trường Việt Nam để chiếm lĩnh dư địa chưa được khai phá.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam không thể phát triển tốt nếu không đẩy mạnh phát triển ngành logistics để cạnh tranh tốt hơn với quốc tế. Vì vậy, phải thực hiện hàng loạt giải pháp.
Việc kết nối dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất với một số dự án giao thông khác trên địa bàn được kỳ vọng sẽ góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông.
Việc áp dụng công nghệ trong thương mại điện tử (TMĐT) tạo ra những cơ hội và thách thức lớn cho các doanh nghiệp. Năm 2025 sẽ đánh dấu một giai đoạn phát triển mang tính bước ngoặt cho thị trường bán lẻ tại Việt Nam.
Sau 7 năm dừng thi công khi chỉ hoàn thành 12% giá trị hợp đồng, dự án xây dựng đoạn đường nối từ Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương sẽ được khởi công trong năm 2025.
Thị trường bất động sản phía Nam đã trở lại từ quý 3 và đang chuyển biến tích cực về cuối năm khi nhịp “sóng” của các dự án càng tăng, mặc dù nguồn cung vẫn ở trạng thái khan hiếm.