Một trong những điểm mới đáng chú ý là dự thảo đề xuất giao thẩm quyền cho Chính phủ quy định “Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá; Danh mục hàng hóa, dịch vụ kê khai giá và giá tham chiếu” trên cơ sở các nguyên tắc được quy định tại Luật, nhằm tăng cường tính linh hoạt trong thực tiễn triển khai.
Theo luật hiện hành, danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá được quy định cụ thể trong Luật, trường hợp cần điều chỉnh, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Bộ trưởng Bộ Tài chính cho hay Chính phủ đã tiến hành rà soát, cập nhập Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá (đang được quy định tại Luật giá và các Luật chuyên ngành), gồm 52 nhóm hàng hóa, dịch vụ. Theo đó, Chính phủ đề xuất đưa ra khỏi Danh mục 14 hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với bốn tiêu chí xác định hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
Cạnh đó, Chính phủ đề nghị bổ sung hai mặt hàng, trong đó có sách giáo khoa. Ông Phớc cho biết đây là mặt hàng có thị trường cạnh tranh hạn chế, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. Mặt hàng này được Bộ GD&ĐT đề nghị bổ sung vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá. Mặt khác, Nghị quyết kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV đã thống nhất, yêu cầu bổ sung sách giáo khoa vào Danh mục khi sửa đổi Luật giá.
“Việc định giá mặt hàng này sẽ giao cho Bộ GD&ĐT định giá cụ thể”- ông Phớc cho biết.
Ngoài ra, Chính phủ cũng đề nghị bổ sung vào Danh mục đối với hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thực hiện đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các đơn vị, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh sản xuất. Mặt hàng này do Bộ Quốc phòng đề nghị bổ sung vào Danh mục vì thuộc trường hợp Nhà nước độc quyền sản xuất, kinh doanh.
Riêng đối với dịch vụ sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, trên cơ sở chủ trương của Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính cho hay Chính phủ sẽ khẩn trương nghiên cứu, đánh giá kĩ để có Đề án riêng trình Quốc hội ban hành Nghị quyết thực hiện, do đó, trước mắt chưa đưa vào Danh mục.
Trường hợp cơ chế giá dịch vụ sử dụng đường bộ cao tốc do nhà nước đầu tư được Quốc hội thông qua sẽ được cập nhật vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá.
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường cho hay đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban đề nghị giữ như quy định hiện hành. Lý do bởi giá là vấn đề ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến từng người dân, doanh nghiệp, liên quan đến ổn định thị trường.
Do đó, Danh mục cần được quy định cụ thể trong Luật nhằm tạo sự công khai, minh bạch, đặc biệt nhằm tránh việc lạm dụng để mở rộng phạm vi các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, hạn chế sự can thiệp từ cơ quan quản lý nhà nước ảnh hưởng đến quy luật cung-cầu.
Việc quy định cụ thể trong Luật cũng nhằm bảo đảm tính pháp lý chắc chắn, ổn định, giúp doanh nghiệp, người dân đang kinh doanh những mặt hàng thuộc diện bình ổn giá có chiến lược kinh doanh phù hợp.
“Việc quy định rõ danh mục các mặt hàng bình ổn giá trong Luật cũng khắc phục tình trạng ‘luật khung, luật ống’”- ông Cường nói thêm.
Mặt khác, ông Cường cho rằng để bảo đảm tính linh hoạt, kịp thời, Luật giá hiện hành cũng đã quy định trường hợp cần điều chỉnh danh mục các mặt hàng bình ổn giá, Chính phủ trình UBTVQH xem xét, quyết định. Trong khi đó, UBTVQH họp hằng tháng và có thể họp bất thường để kịp thời quyết định.
“Để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan dân cử, bảo đảm công khai, minh bạch về chính sách nhưng vẫn đáp ứng tính linh hoạt, kịp thời, đề nghị giữ như quy định của Luật hiện hành”- ông Cường nói.
Tuy nhiên, một số ý kiến trong Thường trực Uỷ ban cũng tán thành với Dự thảo Luật về việc giao Chính phủ quyết định danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá, vì bình ổn giá liên quan đến công tác điều hành về giá và biến động của thị trường. Trong Luật xác định các nguyên tắc, tiêu chí, yêu cầu về bình ổn giá. Về danh mục, giao Chính phủ xem xét, quyết định là phù hợp với thực tiễn điều hành, bảo đảm sự can thiệp của Nhà nước theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN.
Đối với giá sách giáo khoa, ông Cường cho rằng đây là mặt hàng thiết yếu. Giá sách giáo khoa có phạm vi ảnh hưởng rất rộng, tác động trực tiếp đến người dân, trong đó có người thu nhập thấp. Do vậy, cần thiết phải kiểm soát, khống chế giá để bảo đảm không tác động tiêu cực đến người tiêu dùng.
Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính, Ngân sách, hiện có nhiều đơn vị được phép phát hành sách, thị trường có tính cạnh tranh. Do vậy, để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người dân, nhất là người nghèo, Thường trực Ủy ban đề nghị Nhà nước quy định giá bán tối đa; không ấn định giá, để các đơn vị phát hành sách quyết định giá bán cụ thể nhằm tạo tính cạnh tranh, góp phần hạ giá bán, bảo đảm và quyền lợi của người dân; đồng thời cần kiểm soát việc tổ chức thực hiện, bảo đảm không để thông đồng giá.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest đã bị xử phạt hơn 1,8 tỷ đồng trong năm nay vì nhiều vi phạm trong hoạt động công bố thông tin, lưu giữ hồ sở, cho vay...
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gừng, một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp, đang trở nên phổ biến vì nhiều lợi ích sức khỏe. Nó có thể làm giảm buồn nôn, hỗ trợ giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu và cholesterol, thậm chí giúp giảm đau đầu.
Khu vực đỉnh Fansipan ở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, nhiệt độ xuống rất thấp vào sáng sớm nay 23/11 nên đã xuất hiện lớp băng mỏng khiến du khách thích thú. Đây là các du khách thích săn mây và trải nghiệm cảm giác lạnh.
Theo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước sẽ không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty quản lý chứng khoán... trừ đơn vị có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, kinh doanh trong các lĩnh vực này.
Công ty chứng khoán SSI đã nộp bổ sung vào ngân sách Nhà nước hơn 7,33 tỷ đồng. Đây là tổng số thuế bị truy thu, tiền xử phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp thuế cho năm 2022 và 2023.