Ông Nguyễn Xuân Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết, thiên tai luôn là thử thách lớn đối với tất cả chúng ta, và trong hoàn cảnh này, vai trò của ngành bảo hiểm càng trở nên quan trọng và thiết thực hơn bao giờ hết.
"Trong thời gian qua, các doanh nghiệp bảo hiểm đã khẩn trương, tích cực thực hiện trách nhiệm bảo hiểm, các doanh nghiệp đã cử cán bộ xuống tận hiện trường để nắm bắt thông tin thiệt hại, thăm hỏi tình hình khách hàng và kịp thời giải quyết quyền lợi bảo hiểm, tạm ứng bồi thường.
Tính đến thời điểm này, theo thông tin Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam có được, các doanh nghiệp bảo hiểm ghi nhận hơn 9.000 vụ tổn thất có yêu cầu bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm tài sản (nhà máy công nghiệp, xưởng sản xuất, máy móc, thiết bị, hàng hóa), bảo hiểm xe cơ giới… và bảo hiểm nhân thọ, tổng số thiệt hại ước tính lên đến 7.000 tỷ đồng", Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam nói.
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đánh giá, việc đảm bảo quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng không chỉ giúp khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn mà còn thể hiện cam kết trách nhiệm xã hội của ngành bảo hiểm đối với cộng đồng.
Trong bối cảnh còn nhiều thách thức phía trước, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam mong rằng các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, duy trì tinh thần đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan để đẩy nhanh quá trình thẩm định, bồi thường thiệt hại. Đồng thời, cần nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ, tạo niềm tin và sự an tâm cho khách hàng, qua đó đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước.
Hiệp hội Bảo hiểm cam kết sẽ luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc giải quyết các vướng mắc và khó khăn, cũng như là cầu nối với Cơ quan quản lý Nhà nước thúc đẩy các chính sách phù hợp liên quan đến hoạt động bảo hiểm.
"Trong quá trình giải quyết quyền lợi bảo hiểm và khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, nếu có vướng mắc phát sinh, doanh nghiệp hội viên có thể phản ánh về Hiệp hội. Hiệp hội sẽ tổng hợp, báo cáo và xin ý kiến từ các cơ quan quản lý Nhà nước để được tháo gỡ kịp thời", Chủ tịch Nguyễn Xuân Việt cho biết thêm.
Được biết, ngay khi có những thông tin thiệt hại ban đầu do bão, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã luôn bám sát diễn biến, nhanh chóng có công văn gửi doanh nghiệp bảo hiểm hội viên, đề nghị các doanh nghiệp bảo hiểm chung tay hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai; kịp thời tạm ứng giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng; lưu ý thực hiện theo các ý kiến chỉ đạo của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính).
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.