Chủ nhật, 29/09/2024

Chuyện gì sẽ xảy ra khi áp thuế GTGT 5% đối với phân bón

26/06/2024 3:07 PM (GMT+7)

Theo Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế thì mặt hàng phân bón không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT). Hiện, Quốc hội đang xem xét đề xuất chuyển phân bón về diện chịu thuế GTGT với thuế suất 5%. Đang có nhiều ý kiến trái chiều về đề xuất này.

Nếu phân bón được chuyển từ diện không chịu thuế GTGT sang diện chịu thuế GTGT với thuế suất 5%, tình hình sẽ đảo ngược hoàn toàn.

Chuyện gì sẽ xảy ra khi áp thuế GTGT 5% đối với phân bón- Ảnh 1.

Đang có nhiều ý kiến trái chiều về đề xuất áp thuế GTGT 5% đối với phân bón. Ảnh: DPM

Tác động của thuế GTGT đối với giá bán

Việc từ chỗ thuộc diện áp dụng thuế GTGT với thuế suất 5% chuyển sang đối tượng không chịu thuế GTGT nghe qua tưởng như sẽ có lợi cho doanh nghiệp (DN) và nông dân, nhưng thực ra không hẳn.

Trước đây sản xuất phân bón chịu thuế đầu vào chủ yếu là 10%, thuế đầu ra 5%. Tuy nhiên, thuế đầu vào được khấu trừ và thậm chí hoàn thuế nếu mức thuế này cao hơn thuế đầu ra.

Giờ đây, khi áp dụng quy định mới thì DN không được khấu trừ thuế đầu vào, mà phải hạch toán vào chi phí. Điều này khiến cho chi phí sản xuất kinh doanh của các DN phân bón có khả năng tăng lên đáng kể, kéo theo giá bán cuối cùng cho nông dân.

Về lý thuyết, việc chuyển mặt hàng phân bón từ đối tượng chịu 5% thuế GTGT sang đối tượng không chịu thuế GTGT có thể dẫn đến hai khả năng trái ngược nhau: Thứ nhất, làm giảm giá bán, và thứ hai làm tăng giá bán tới người mua cuối cùng. Điều này phụ thuộc vào tỷ trọng chi phí đầu vào chịu thuế GTGT 10% trong cơ cấu giá bán sản phẩm (chưa có thuế GTGT).

Nếu tỷ lệ này thấp, ví dụ 10%, còn 90% còn lại của giá bán được cấu thành từ các khoản không chịu thuế GTGT như nguyên liệu là phân bón nhập khẩu (ví dụ phân ure, Kali, lân dùng để sản xuất phân NPK), tiền lương, khấu hao máy móc, lợi nhuận DN v.v…, thì việc không phải chịu thuế GTGT với mức 5% trên giá bán sẽ làm giá bán giảm đi so với khi phải chịu 5% thuế GTGT đầu ra và được khấu trừ thuế GTGT đầu vào (vì thuế GTGT đầu vào không đáng kể).

Điều này xảy ra với những DN chuyên dùng nguyên liệu là các loại phân đơn nhập khẩu (không chịu thuế GTGT) để phối trộn một cách đơn giản và cho ra sản phẩm NPK mà người ta vẫn gọi là công nghệ "cuốc xẻng".

Ngược lại, nếu tỷ lệ đó cao, từ 50% giá bán trở lên, mà đây lại là tình trạng phổ biến ở các DN sản xuất phân bón tại Việt Nam sử dụng nguyên liệu, vật tư, năng lượng, thiết bị v.v.. chịu thuế GTGT đầu vào 10%, thì phần thuế GTGT đầu vào lớn hơn khoản 5% thuế GTGT đầu ra. Do đó, việc miễn khoản 5% đầu ra nhưng không cho khấu trừ 10% đầu vào sẽ khiến giá thành tăng lên so với khi phân bón chịu thuế GTGT 5% (vì DN được hoàn một phần thuế GTGT do thuế đầu ra nhỏ hơn thuế đầu vào).

Giá thành tăng mà giá bán giữ nguyên thì DN chịu thiệt, còn nếu muốn giữ nguyên lợi nhuận thì DN phải tăng giá bán, và người chịu thiệt là nông dân. Nếu chia sẻ thì cả hai cùng chịu thiệt, mỗi bên một ít. Chỉ hàng nhập khẩu là được lợi.

Mặt khác, do chi phí tăng cao các nhà đầu tư sẽ ngần ngại khi đầu tư sản xuất phân bón trong nước. Đặc biệt, các dự án có công nghệ cao do không được hoàn thuế GTGT cho nhà xưởng, thiết bị, nguyên liệu vật tư. Điều này dẫn tới tình trạng ngành sản xuất phân bón trong nước mất động lực phát triển do sản phẩm trở nên kém cạnh tranh so với hàng nhập khẩu, và có nguy cơ bị hàng nhập khẩu đánh bại ngay trên sân nhà.

Khi phân bón bị áp thuế GTGT

Giờ đây, các DN nhập khẩu phân bón sẽ phải chịu thuế GTGT 5% ngay khi nhập hàng, khiến chi phí tăng thêm 5% so với trước kia, và giá bán tới nông dân cũng tăng tương ứng.

Ngược lại, các DN sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước sẽ được hoàn một phần thuế GTGT do thuế đầu ra 5% thấp hơn thuế đầu vào 10%, khiến giá thành giảm đi so với trước, và giá bán tới nông dân cũng có điều kiện giảm tương ứng.

Như vậy, việc áp thuế GTGT 5% sẽ làm tăng giá của hàng nhập khẩu và giảm giá của hàng nội địa, đưa cả hai về một mặt bằng chung do cùng chịu thuế suất 5%, tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng giữa hàng trong nước và ngoài nước, khắc phục được sự bất hợp lý đã diễn ra suốt 10 năm nay, là hàng nhập khẩu được lợi thế hơn hàng trong nước nhờ chính chính sách của chúng ta. Ngoài ra, phần ngân sách bị hụt thu từ hàng trong nước sẽ được bù đắp một phần từ khoản thu thuế GTGT của hàng nhập khẩu.

Áp thuế GTGT, DN trong nước sẽ giảm giá phân bón?

Chuyện gì sẽ xảy ra khi áp thuế GTGT 5% đối với phân bón- Ảnh 3.

Áp thuế GTGT, DN trong nước sẽ giảm giá phân bón giúp nông dân hưởng lợi?

Có một số ý kiến lo ngại rằng, việc áp thuế GTGT 5% cho phân bón giúp DN giảm giá thành, nhưng chưa chắc DN đã chịu giảm giá bán, và nông dân vẫn không được hưởng lợi.

Thực ra, mối lo ngại này cũng không khác gì mối lo ngại rằng khi Quốc hội đồng ý giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% thì lấy gì đảm bảo rằng các DN cũng giảm giá bán tới người tiêu dùng? Thực tế, thời gian qua cho thấy mối lo ngại này không có cơ sở.

Thuế GTGT là thuế gián thu, các DN chỉ thu hộ Nhà nước từ người tiêu dùng, nên không lý gì họ lại dại dột tăng giá chưa có thuế GTGT (là phần họ được hưởng) để móc túi khoản 2% thuế GTGT đó từ người mua.

Nếu DN tham bát bỏ mâm, khả năng rất lớn là sẽ không tiêu thụ được hàng do giá bán cao hơn các DN khác. Cơ chế cạnh tranh buộc các DN phải đưa giá về một mặt bằng chung, cấu thành từ giá chưa có thuế GTGT (là phần của DN), cộng với thuế GTGT theo quy định (là phần của Nhà nước).

Chính vì thế, Chính phủ mới có cơ sở để tiếp tục đề nghị Quốc hội xem xét kéo dài việc giảm thuế GTGT xuống 8% tới hết năm 2024.

Khi kiên trì kiến nghị chuyển phân bón thành đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 5% hoặc tốt hơn nữa là 0%, các đơn vị sản xuất phân bón trong nước và đại diện của họ là Hiệp hội Phân bón Việt Nam hẳn phải có cơ sở vững chắc. Khi Chính phủ trình Quốc hội dự thảo sửa đổi luật Thuế GTGT hẳn cũng đã xem xét, cân nhắc vấn đề một cách toàn diện, thấu đáo, cẩn trọng.

Trái bóng hiện đang ở trong chân các đại biểu Quốc hội, những người sẽ nhấn nút biểu quyết thông qua dự luật.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Khẩn trương hỗ trợ doanh nghiệp tái sản xuất kinh doanh sau bão lũ

Khẩn trương hỗ trợ doanh nghiệp tái sản xuất kinh doanh sau bão lũ

Siêu bão Yagi (bão số 3) đã để lại hậu quả nặng nề cho các địa phương. Vì vậy, những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp hồi phục sản xuất kinh doanh là công việc cấp bách.

Người dân TP.HCM sẽ được cấp sổ hồng nhanh hơn

Người dân TP.HCM sẽ được cấp sổ hồng nhanh hơn

TP.HCM khẩn trương rà soát để đẩy nhanh công tác cấp sổ hồng dự án nhà ở thương mại để đảm bảo quyền lợi cho người dân trong giai đoạn cuối năm nay.

Trước khi có chủ mới, Saigon Glory gom về 'hàng' gì?

Trước khi có chủ mới, Saigon Glory gom về 'hàng' gì?

Công ty TNHH Saigon Glory -- chủ đầu tư dự án The Spirit of Saigon gần chợ Bến Thành, Quận 1, TP.HCM -- đã thực hiện mua lại trước hạn đối với 7/10 lô trái phiếu đang lưu hành trong giai đoạn từ 12/9 - 27/9 với tổng số tiền khoảng 452 tỷ đồng.

Tóp mỡ Hóc Môn rộng đường lên kệ OCOP

Tóp mỡ Hóc Môn rộng đường lên kệ OCOP

Trong giai đoạn sắp tới, đặc sản tóp mỡ từ huyện Hóc Môn (TP.HCM) có khả năng sẽ trở thành sản phẩm OCOP.

Hội chợ chuyên bán đặc sản nổi tiếng nhất Sài Gòn, mỗi năm chỉ bán một lần

Hội chợ chuyên bán đặc sản nổi tiếng nhất Sài Gòn, mỗi năm chỉ bán một lần

Hội chợ chuyên bán đặc sản cả nước nằm trong khuôn khổ hội nghị kết nối cung cầu đang diễn ra tại TP.HCM. Sự kiện này mỗi năm chỉ tổ chức một lần và 2024 là năm có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với hơn 2.000 doanh nghiệp tham gia.

Thứ bảy, chủ nhật cũng làm việc vì hồ sơ thuế nhà đất

Thứ bảy, chủ nhật cũng làm việc vì hồ sơ thuế nhà đất

Cục Thuế TP.HCM cho biết kể từ khi TP.HCM ban hành văn bản tháo gỡ khó khăn về thuế nhà đất, đơn vị đã tích cực xử lý hàng ngàn hồ sơ cho người dân.