Thứ năm, 21/11/2024

Cộng đồng doanh nghiệp khẩn trương cứu trợ đồng bào bị lũ lụt

12/09/2024 2:52 PM (GMT+7)

Nhiều doanh nghiệp trên khắp Việt Nam đang tích cực góp phần cùng cả nước hỗ trợ đồng bào miền Bắc phải chịu thiệt hại nặng nề từ sự tàn phá quá khốc liệt của lũ lụt và bão số 3 (bão Yagi).

Ecopark, nhà phát triển bất động sản hàng đầu ở Hà Nội và miền Bắc, hôm nay (12/9) bắt đầu triển khai chương trình "Chung tay cùng đồng bào vượt qua bão lũ". Doanh nghiệp cho biết đang cố gắng huy động tối đa mọi nguồn lực để góp phần mau chóng cứu trợ người dân ở những nơi đang gánh chịu hậu quả nặng nề của thiên tai, bão lũ.

Với ngân sách 20 tỷ đồng, chương trình sẽ tập trung triển khai các giải pháp kịp thời. Công ty cũng cho biết, thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ecopark ủng hộ 15 tỷ đồng cho các tỉnh miền Bắc đang gánh chịu ảnh hưởng nặng nề từ bão lũ. Khoản ngân sách được dùng để mua các nhu yếu phẩm thiết yếu trước mắt và phục vụ công tác khắc phục hậu quả của bão cho đồng bào vùng bị ảnh hưởng nặng bởi thiên tai.

Ecopark cũng sẽ dành khoản ngân sách 1 tỷ đồng để phối hợp cùng Hội Sinh viên Việt Nam đến vùng rốn lũ để hỗ trợ bà con sớm trở lại cuộc sống bình thường.

Cộng đồng doanh nghiệp khẩn trương cứu trợ đồng bào bị lũ lụt - Ảnh 1.

Các nhóm thiện nguyện tại TP.HCM xuyên đêm vận chuyển hàng hoá cứu trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ ở miền Bắc. Ảnh: Diệu Binh

Theo ghi nhận của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đến ngày 10/9, trong danh sách những tổ chức ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Bắc, ngành ngân hàng Việt Nam ủng hộ 37,4 tỷ đồng. Một số đơn vị như SHB, VIB, MBBank, SeABank mỗi đơn vị ủng hộ 2 tỷ đồng, Shinhan Việt Nam ủng hộ 1 tỷ đồng; ABBank ủng hộ 500 triệu đồng. VDB ủng hộ 100 triệu đồng.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) VN) ủng hộ 20 tỷ đồng, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Bảo Việt mỗi đơn vị ủng hộ 5 tỷ đồng; tập đoàn TH True Milk ủng hộ 2 tỷ đồng. Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam ủng hộ 1 tỷ đồng.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tập đoàn Công nghệ CMC, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) mỗi đơn vị ủng hộ 500 triệu đồng.

Tập đoàn dệt may (Vinatex), Tổng Công ty Thép Việt Nam, Tổng công ty Hàng không (Vietnam Airlines) mỗi đơn vị ủng hộ 300 triệu đồng; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Daibiru Nhật Bản, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, Vinafood1, Mobifone, Tổng công ty Xi măng… mỗi đơn vị ủng hộ 200 triệu đồng.

Về phía Nam A Bank (hội sở tại TP.HCM), ngân hàng này đã kịp thời ủng hộ 2,5 tỷ đồng góp phần chia sẻ khó khăn cùng đồng bào miền Bắc.

Bão số 3 (Yagi) với sức tàn phá kinh khủng ập vào miền Bắc ngày 7/9/2024. Theo Tập đoàn Masan, sau khi bão số 3 đi qua, Masan đã chủ động liên lạc với các chính quyền địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa bão và đã hỗ trợ 16.000 phần quà với tổng giá trị ước tính 7 tỷ đồng.

Masan đã hỗ trợ các địa phương các các mặt hàng thực phẩm gồm cháo dinh dưỡng, phở, mì gói, miến, xúc xích, các sản phẩm bổ sung năng lượng (sữa, nước tăng lực)… cho nhóm lực lượng tuyến đầu cứu hộ (chiến sĩ quân đội, công an nhân dân…) đang làm nhiệm vụ cứu trợ tại các khu vực đang bị chịu ảnh hưởng nặng nề do bão Yagi gây ra.

Trong ngành hàng không, những lô hàng hóa cứu trợ từ miền Nam trong chiến dịch "Cánh bay yêu thương" của hãng Bamboo Airways đã được tập kết và vận chuyển hỏa tốc đến Hà Nội trên hai chuyến bay QH278 và QH286.

Cộng đồng doanh nghiệp khẩn trương cứu trợ đồng bào bị lũ lụt - Ảnh 2.

Hàng hóa cứu trợ được Bamboo Airways bàn giao cho đại diện VACIP sáng 12/9/2024 để chuyển đến người dân. Nhiều doanh nghiệp đang khẩn trương tham gia cứu trợ người dân. Nguồn: Bamboo Airways

Hàng hóa cứu trợ được Bamboo Airways bàn giao cho đại diện VACIP sáng 12/9/2024 để chuyển đến người dân. Nhiều doanh nghiệp đang khẩn trương tham gia cứu trợ người dân. Nguồn: Bamboo Airways

Sáng nay, 150 thùng cháo tươi ăn liền đóng gói, tương đương với 1,2 tấn hàng hóa, đã được VACIP (Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) gửi từ TP.HCM cứu trợ người dân miền Bắc.

VACIP cũng là đơn vị đầu tiên gửi công văn khẩn tới Bamboo Airways và nhanh chóng được đội ngũ của hãng hàng không tiếp nhận, hỗ trợ hoàn thủ tục cần thiết để chất xếp hàng hóa lên máy bay. Lượng hàng này được bàn giao cho đại diện VACIP tại Hà Nội trong ngày 12/9.

Dự kiến cũng trong hôm nay, Bamboo Airways tiếp tục phối hợp với các nhà hảo tâm để chuyên chở khoảng 1 tấn hàng hóa cứu trợ khác ra Hà Nội. 



Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.