Thứ năm, 21/11/2024

Doanh nghiệp tăng ca, siêu thị hối hả vận chuyển hàng tới giúp bà con vùng lũ

12/09/2024 10:05 AM (GMT+7)

Các doanh nghiệp sản xuất sẵn sàng tăng ca để thêm nguồn hàng cung cấp cho các tỉnh phía Bắc đang gặp bão lũ. Trong khi đó, các hệ thống siêu thị cũng tích cực đặt hàng nhà cung cấp phía Nam, ngược xuôi vận chuyển ra miền Bắc.

Ảnh hưởng bởi bão Yagi (bão số 3) và lũ lụt, các tỉnh phía Bắc đang bị thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Nhiều nơi bị chia cắt, việc cung ứng hàng hóa gặp khó khăn. Các nhà sản xuất và đơn vị phân phối thời điểm này đang cấp tập tăng cường nguồn hàng để nhanh chóng vận chuyển ra các tỉnh phía Bắc.

Tăng ca không tăng giá thực phẩm

Bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM, cho biết hội đã trực tiếp làm việc với các đơn vị sản xuất chủ lực để thống nhất quan điểm và tinh thần cam kết chung tay, chủ động bố trí và tăng ca, tăng người làm để đảm bảo nguồn cung ứng tối đa nhu cầu tại miền Bắc.

Doanh nghiệp tăng ca, siêu thị hối hả chuyển thực phẩm từ Nam ra Bắc cho bà con vùng lũ - Ảnh 1.

Các nhà sản xuất đảm bảo tăng nguồn hàng, giá ổn định phục vụ bà con các tỉnh phía Bắc. Ảnh: M.Trang

“Chúng tôi sẽ đảm bảo cung cấp đủ các loại thực phẩm khô, bánh các loại và thực phẩm chế biến cho các tỉnh miền Bắc để ổn định thị trường. Các doanh nghiệp của Hội cam kết không tăng giá bán trong suốt giai đoạn khắc phục hậu quả bão lũ", bà Chi nói.

Các doanh nghiệp sản xuất lương thực thực phẩm cũng đang thống kê năng lực sản xuất và lượng hàng có sẵn trong kho. Các doanh nghiệp có cơ sở sản xuất và kho gần vùng bão sẵn sàng cung ứng kịp thời cho bà con vùng lũ.

Bà Chi cũng cho biết các doanh nghiệp lương thực thực phẩmcũng đang tích cực làm việc với các đơn vị bán lẻ, đơn vị vận chuyển để nhanh chóng đưa hàng hóa ra miền Bắc trong thời gian sớm nhất.

Cấp tập chi viện hàng hóa cho các tỉnh phía Bắc

Ông Vũ Anh Khoa - Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op, cho biết đơn vị đã nhanh chóng tăng lượng hàng dự trữ dành cho khu vực miền Bắc gấp 3 lần so với ngày thường.

Trung tâm phân phối miền Bắc của Saigon Co.op (tại Bắc Ninh) được đặt trong trạng thái khẩn trương nhất, toàn bộ nhân viên được chia ca kíp, tăng ca làm việc để trung tâm hoạt động 24/24 với nhiệm vụ xử lý và điều phối xe vận chuyển hàng hóa. Số lượng xe được Saigon Co.op điều hướng từ các trung tâm khác đến phục vụ riêng cho thị trường miền Bắc, theo đó tăng gấp 3 lần so với ngày thường.

Rau ăn lá, trái cây là mặt hàng chịu ảnh hưởng nhiều nhất theo tình hình thời tiết nên Saigon Co.op đã tăng cường mặt hàng này từ Đồng Nai, Lâm Đồng, Đà Lạt và một số tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Saigon Co.op đã nhanh chóng đặt hơn 200 tấn bao gồm rau muống, cải ngọt, bí đao, cải thảo, dưa leo, cà chua, xà lách, ớt chuông, bầu, bí, bưởi, chuối, xoài, dưa hấu, dưa lưới, cam… và sẽ vận chuyển liên tục từ Nam ra Bắc.

Doanh nghiệp tăng ca, siêu thị hối hả chuyển thực phẩm từ Nam ra Bắc cho bà con vùng lũ - Ảnh 2.

Nguồn hàng của các siêu thị đang được tăng cường phục vụ cho các tỉnh phía Bắc. Ảnh: Ng.Kiên

Bà Trần Kim Nga - Giám đốc đối ngoại MM Mega Market Việt Nam, cho biết việc di chuyển xe hàng từ Nam ra Bắc và từ các kho miền Bắc đến các khách hàng đang được đảm bảo và tăng cường số lượng gấp 3 lần.

“5 trạm thu mua, cung ứng hàng hóa và 2 kho trữ hàng lớn tại Bình Dương, cùng 6 kho giao hàng B2B (depot) như kho depot từ ở miền Trung trở ra Bắc như Phan Thiết, Đồng Hới, Thanh Hóa, Sa Pa của chúng tôi có trữ lượng hàng hóa cung ứng lên đến 1 tháng cho miền Bắc”, bà Nga nói thêm.

Ngoài ra, siêu thị cũng có hệ thống xe tải nhỏ giao hàng tại các depot có khả năng vận chuyển hàng hóa đến các khu vực lân cận.

“Một số nhà cung cấp hiện đang gặp khó khăn trong vận chuyển hàng hóa, hàng hóa hư hỏng do mưa lũ. Chúng tôi thu mua tối đa theo khả năng cung ứng của nhà cung cấp, ưu tiên cho các nhà cung cấp có khả năng tập trung hàng hóa tại kho trữ hàng trung tâm MM Bình Dương”, bà Nga nói.

Bà Trần Thu Quỳnh - Giám đốc thu mua khu vực miền Bắc và miền Trung của Aeon Việt Nam, cho biết thêm trong thời gian ngắn hạn, bão có thể gây những ảnh hưởng cục bộ đối với các nhà cung cấp, đặc biệt đối với hàng tươi sống do mưa lớn làm hoa màu bị ngập úng, hoạt động đánh bắt thủy sản cũng bị ảnh hưởng.

"Tuy nhiên, chúng tôi vẫn liên tục làm việc với nhà cung cấp, vẫn chuyển rau từ Đà Lạt ra miền Bắc để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đảm bảo đầy đủ nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân. Vì vậy, khách hàng có thể yên tâm mua đủ theo nhu cầu sử dụng, không cần tích trữ, mua gom hàng hóa", bà Quỳnh nói.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.