Thứ tư, 04/12/2024

Dãi nắng dầm mưa - nỗi khổ của xe đạp công cộng

08/11/2024 10:03 AM (GMT+7)

Xe đạp công cộng tại TP.HCM được triển khai gần 3 năm và hiện nay đang ngóng chờ khách thuê hằng ngày. Chủ đầu tư cho rằng thành phố cần có chính sách ưu đãi để mô hình này đi vào thực tế hơn.

Xe đạp công cộng "phơi nắng, dầm mưa" chờ khách

Theo ghi nhận của phóng viên Thế giới Tiếp thị, sau gần 3 năm triển khai, xe đạp công cộng ở TP.HCM không còn được người dân và du khách ưa chuộng. Tại đa số các trạm xe công cộng trên địa bàn quận 1, TP.HCM thưa vắng người sử dụng, xe để ngoài không có khu vực che chắn, dễ hư hỏng.

Theo quan sát, mỗi trạm được bố trí từ 10-12 chiếc xe có tính năng định vị GPS, đóng hoặc mở khóa thông qua kết nối mạng 3G, 4G hoặc bluetooth trên điện thoại di động.

Dãi nắng dầm mưa, nỗi khổ của xe đạp công cộng              - Ảnh 1.

Xe đạp công cộng ở TP.HCM vắng khách sử dụng, nằm phơi nắng. Ảnh: D.B

Để sử dụng dịch vụ này, người dân phải tải miễn phí và cài đặt ứng dụng Mobike trên điện thoại thông minh, từ đó có thể quét tìm xung quanh để đến được điểm trạm còn xe gần nhất. Sau đó, họ dùng chính ứng dụng này để quét mã code mở khóa xe sử dụng.

Chị Nguyễn Quỳnh (quận 1) cho hay thời gian đầu, chị thường sử dung xe đạp công cộng để di chuyển nhưng gần đây chị đã không còn sử dụng phương tiện này vì còn nhiều bất cập.

"Thời gian đầu người dân và du khách cũng rất thích thú mô hình xe đạp công cộng này nhưng đến nay còn rất ít người sử dụng vì không phù hợp. Chi phí thuê xe đạp là 10.000 đồng cho 1 giờ, sau đó cứ 15 phút là trả thêm 3.000 đồng. Điều đáng nói là quá trình mở ứng dụng lấy xe và trả xe tốn khá nhiều thời gian", chị Quỳnh nói.

Dãi nắng dầm mưa, nỗi khổ của xe đạp công cộng              - Ảnh 3.

Nhiều ý kiến cho rằng, quá trình mở ứng dụng lấy xe và trả xe cũng tốn nhiều thời gian. Ảnh: D.B

Nhiều ý kiến cho rằng, so với xe buýt và tàu điện, xe đạp công cộng còn nhiều điểm thiếu hấp dẫn về giá vé, cách sử dụng còn hạn chế. Hiện tại, xe đạp công cộng sẽ chỉ là phương tiện phụ trợ, kết nối giao thông công cộng và hợp đi chơi, trải nghiệm chứ khó để trở thành phương tiện đi lại chính để đi học, đi làm.

"Đi làm bằng xe đạp công cộng rất bất tiện vì trạm xe đạp xa nơi làm việc. Chỉ thích hợp để du khách đi tham quan, ngắm cảnh", anh Đình Ý (quận Tân Bình) ý kiến.

Chủ đầu tư kêu khó

Cuối năm 2021, 43 trạm với 388 xe đạp công cộng được TP.HCM đưa vào hoạt động thu hút nhiều người đến trải nghiệm, mang đến hình ảnh mới cho giao thông thành phố. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, dịch vụ này đang "ế" vì còn nhiều bất cập, hạn chế.

Dãi nắng dầm mưa, nỗi khổ của xe đạp công cộng              - Ảnh 4.

Do còn nhiều hạn chế, người dân và du khách chọn lưu thông bằng các phương tiện khác thay vì sử dụng xe đạp công cộng,. Ảnh: D.B

Liên quan đến vấn đề này, đại diện Công ty cổ phần dịch vụ Vận tải số Trí Nam (chủ đầu tư) cho hay, mảng dịch vụ xe đạp công cộng ở TP.HCM có tiềm năng rất lớn. Sau gần 3 năm hoạt động dịch vụ xe đạp công cộng tại TP.HCM có khoảng 250 nghìn tài khoản đăng ký.

"Thống kê cho thấy so với năm đầu tiên thì thời điểm này số người đăng ký sử dụng xe đạp công cộng giảm khoảng 70 - 80%. Nguyên nhân có thể do giai đoạn đầu người dân còn hào hứng muốn trải nghiệm dịch vụ, còn bây giờ nhu cầu thực tế người dân nếu cần thì mới sử dụng. Hơn nữa phương tiện công cộng này đang hoạt động trong phạm vi rất nhỏ nên số lượng người sử dụng chưa được nhiều, cần phải mở rộng ra nhiều quận", đại diện Công ty cổ phần dịch vụ Vận tải số Trí Nam nói.

Dãi nắng dầm mưa, nỗi khổ của xe đạp công cộng              - Ảnh 5.

Thời gian dài phơi nắng mưa, xe đạp công cộng bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp. Ảnh: D.B

Cũng theo vị đại diện này, cần phải có chính sách ưu đãi dành cho xe đạp công cộng.

"Hiện tại, dịch vụ xe đạp công cộng đang trong giai đoạn thí điểm và được TP.HCM hỗ trợ không thu phí vỉa hè ở các trạm xe. Trong thời gian tới, thành phố đang có chủ trương thu phí vỉa hè của các trạm xe thì đây sẽ là vật cản cực lớn cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, giá của phương tiện này không thể như những xe dịch vụ công cộng đơn thuần, mà cần phải đảm bảo giá rẻ như chúng tôi đã đặt ra. Đặc biệt, quy mô dịch vụ này cần được mở rộng ra các quận lân cận", đại diện Công ty cổ phần dịch vụ Vận tải số Trí Nam kiến nghị.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Dịch sởi tại TP.HCM tiếp tục diễn biến phức tạp

Dịch sởi tại TP.HCM tiếp tục diễn biến phức tạp

TP.HCM vừa ghi nhận thêm 1 trường hợp bé gái tử vong do mắc sởi. Trước tình hình đó, địa phương sẽ tiếp tục rà soát, đầy nhanh việc tiêm vaccine cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi để kiểm soát dịch sởi.

Bác kháng cáo, tuyên y án tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan

Bác kháng cáo, tuyên y án tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan

Bị cáo Trương Mỹ Lan tham gia nhiều hành vi phạm tội, một lúc phạm nhiều tội, xâm phạm nghiêm trọng tới hoạt động tài chính ngân hàng. Cấp sơ thẩm tuyên phạt mức án tử hình là đúng người, đúng tội, tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo này.

TP.HCM quyết tâm giải quyết các dự án tồn đọng trong tháng 12/2024

TP.HCM quyết tâm giải quyết các dự án tồn đọng trong tháng 12/2024

Ngày 3/12, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ký văn bản ban hành thông báo phân công Thường trực UBND TP theo dõi, chỉ đạo giải quyết các dự án tồn đọng đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.

Tiêu thụ ô tô tăng 53%, sẽ ra sao không miễn 50% thuế trước bạ?

Tiêu thụ ô tô tăng 53%, sẽ ra sao không miễn 50% thuế trước bạ?

Từ đầu năm đến nay, thị trường ô tô trong nước ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên từ 01/12/2024 trở đi, xe sản xuất và lắp ráp trong nước không được miễn 50% phí trước bạ sẽ ảnh hưởng nhiều đến lượng tiêu thụ xe.

TP.HCM sẽ giảm 39 phường sau sắp xếp lại đơn vị hành chính

TP.HCM sẽ giảm 39 phường sau sắp xếp lại đơn vị hành chính

TP.HCM triển khai kế hoạch sắp xếp lại đơn vị hành chính, giảm 39 phường, nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo hoàn thành trước ngày 30/6/2025.

Xu hướng mới của người tiêu dùng dịp Tết 2025: Sản phẩm chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp

Xu hướng mới của người tiêu dùng dịp Tết 2025: Sản phẩm chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp

Trong khi các sản phẩm như rượu bia và bánh kẹo giảm sút, xu hướng mới của người tiêu dùng dịp Tết năm 2025 đó là chuộng sản phẩm giản đơn, tiện lợi và sản phẩm liên quan chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.