Tiến sĩ Trần Vinh, quyền Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, cho biết cà phê là cây trồng chính, chủ lực của vùng Tây Nguyên góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân. Tuy nhiên, hiện sản xuất cây cà phê còn mang tính truyền thống, chưa có nhiều công nghệ ứng dụng đồng bộ để phát triển; đòi hỏi cần đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, vừa nâng cao năng suất, chất lượng vừa giảm bớt chi phí đầu tư, sức lao động.
"Phân bón hiện chiếm tỉ lệ chi phí đầu tư cao. Nếu không bón đúng, bón đủ, bón phù hợp thì gây lãng phí lớn, giảm năng suất cây cà phê và ô nhiễm môi trường. Do đó, viện đang phối hợp với Công ty Enfarm Agritech nghiên cứu mô hình bón phân thông minh cho cây cà phê, góp phần giảm chi phí, tăng giá trị cho hạt cà phê" - ông Vinh nói.
Theo nghiên cứu của nhóm nhà khoa học trong chương trình hợp tác này, hiệu suất sử dụng phân đạm ở Việt Nam mới chỉ đạt từ 30%-45%, lân từ 40%-45% và kali từ 40%-50%. Như vậy, còn khoảng 60% lượng phân bón không được cây hấp thụ, vẫn tồn lưu trong môi trường. Ngoài một phần cố định trong đất, một phần bay hơi do tác động của nhiệt độ, phần còn lại bị rửa trôi theo nước mặt và thẩm thấu xuống tầng nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước. Xét về mặt kinh tế, hiện trạng này đồng nghĩa 60% chi phí người nông dân bỏ ra mua phân bón bị lãng phí, với tổng thất thoát lên tới khoảng 30.000 tỉ đồng mỗi năm.
Các nhà khoa học nói trên đang phát triển giải pháp bón phân thông minh thông qua việc ứng dụng công nghệ IoT (Internet vạn vật) và AI (trí tuệ nhân tạo). Công nghệ này có một thiết bị thu thập thông tin từ mỗi mảnh vườn rồi chuyển về trung tâm phân tích. Sau đó, các dữ liệu về dưỡng chất, tình trạng sức khỏe của cây, độ ẩm, độ pH trong đất sẽ được chuyển về điện thoại của nông dân. Từ đó, giúp nông dân biết khi nào cần bón phân, loại phân gì và bón bao nhiêu là đủ.
Bên cạnh đó, app trên điện thoại còn tích hợp các chức năng dự báo thời tiết, dự báo giá cả, lợi nhuận, chẩn đoán sâu bệnh. Sổ tay nông nghiệp điện tử còn giải đáp các thắc mắc bằng AI để hỗ trợ người nông dân.
Thay vì mỗi mảnh vườn lắp đặt một hệ thống phân tích khiến chi phí cao, sản phẩm này có lợi thế về giá cả vì chỉ cần một thiết bị thu thập dữ liệu sau đó chuyển toàn bộ về trung tâm xử lý. Trung tâm này có thể xử lý thông tin dữ liệu cho hàng vạn, thậm chí hàng triệu nông hộ. Đây là những đột phá quan trọng để góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, giữ gìn môi trường, bảo vệ sức khỏe cho người dân Việt Nam.
Bamboo Airways sẽ khai thác trở lại đường bay thường lệ tới Bangkok. Đây là động thái đầu tiên của hãng này sau một năm dừng bay thường lệ quốc tế, để tập trung tái cơ cấu.
Bộ Công an khởi tố, bắt giam ông Bùi Thanh Tân, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM và 1 trưởng ban điều hành Dự án 4 thuộc ban này.
"Phố Nhật Bản" giữa lòng TP.HCM - đường Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, quận 1 sẽ được cải tạo, chuyển thành phố đi bộ trong thời gian 19h-23h, tương tự như đường Nguyễn Huệ.
UBND TP.HCM vừa chốt thời gian để các đơn vị hoàn thiện thẩm định bảng giá đất trên địa bàn. Theo đó, lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị trình bảng giá đất trước 14h ngày 16/10.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM băn khoăn TP chưa thể đăng cai SEA Games, chưa được lựa chọn là nơi tổ chức các sự kiện của khu vực, châu lục và thế giới; các thiết chế văn hóa - thể thao của thành phố chưa được đầu tư, phát triển ngang tầm với kinh tế.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của siêu bão số 3 (Yagi) nhưng chỉ số doanh thu bán lẻ, du lịch của nhiều tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng đáng kể.