
Đường nhập lậu tràn lan, gây bế tắc chuỗi cung ứng mía đường trong nước
Trần Khánh
16/05/2022 1:20 PM (GMT+7)
Đường nhập lậu vẫn tràn lan trong khi chuỗi cung ứng mía đường đang bế tắc đầu ra. Cùng với tình trạng vật tư nông nghiệp tăng giá, nỗ lực phục hồi vùng nguyên liệu mía của ngành đường Việt Nam gặp nhiều trở ngại.
Đường nhập lậu vẫn tung hoành
Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA), trong tháng 4/2022, các hoạt động gian lận thương mại đường tiếp tục hoạt động mạnh. Tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép đường cát từ nước ngoài vào Việt Nam liên tục bị các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ.
Cuối tháng 3, Đội Quản lý thị trường tỉnh Quảng trị phát hiện ông H.D.C đang điều khiển phương tiện có vận chuyển lậu 2 tấn đường kính Thái Lan. Số tang vật này có trị giá ước tính 18 triệu đồng, đang được vận chuyển ra Nam Định để tiêu thụ.

Ngành chức năng kiểm tra, bắt giữ lô hàng đường nhập lậu tràn vào Việt Nam. Ảnh: Thế Nhân
Ngày 10/4, tại xã Thường Thới Hậu A (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp), Đồn Biên phòng Cầu Muống phát hiện 1.400kg đường cát tập kết tại 1 túp lều ven đường, nhưng không có người trông giữ.
Số đường này do các đối tượng vận chuyển trái phép qua biên giới để đưa vào nội địa tiêu thụ. Khi phát hiện có lực lượng tuần tra, các đối tượng đã nhanh chóng tẩu thoát và bỏ lại hàng hóa.
Ngày 13/4, Đội Quản lý thị trường số 3 trực thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp cũng phát hiện 750kg đường cát nhập lậu được tập kết ở phường An Thạnh, TP. Hồng Ngự.
Ông Phạm Đức Chinh - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An cho biết, từ đầu năm đến nay, cơ quan Quản lý Thị trường tỉnh này đã phát hiện bắt giữ hơn 51 tấn đường cát buôn lậu.
Các đối tượng buôn lậu hoạt động với nhiều phương thức, như lợi dụng ban đêm, mang vác, vận chuyển không theo quy luật. Các đối tượng thường chia nhỏ hàng hóa qua các đường mòn biên giới.
Sau đó, các đối tượng thuê người mua hàng tại cửa hàng miễn thuế và xuất khẩu sang Campuchia rồi tìm cách thẩm lậu vào Việt Nam.
Các đối tượng đầu nậu còn thông qua các mạng xã hội và sử dụng các thiết bị công nghệ di động lập ra các đường dây khép kín từ đặt hàng, vận chuyển đến giao nhận hàng lậu tại nhiều địa điểm khác nhau.
Hoặc các đối tượng dùng hóa đơn, chứng từ quay vòng để đối phó.… gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong phát hiện, bắt giữ và xử lý vi phạm, ông Chinh cho biết.

Giá đường sản xuất từ mía trong nước tùy phẩm cấp đường và giá đường nhập lậu (giá có VAT, đồng/kg). Ảnh: VSSA
Theo VSSA, các vụ việc được phát hiện trên đây chỉ là phần rất nhỏ trong hoạt động thương mại đường nhập lậu.
Bỡi vì, đường Thái Lan và đường Campuchia (thực chất cũng là đường Thái Lan nhưng đóng bao Campuchia) xuất hiện tràn ngập trên thị trường với giá rẻ, hoặc dưới hình thức đường đóng cây 12kg và đường đóng túi 1kg của các cơ sở sang chiết đóng gói.
Các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều hoạt động để ngăn chặn hoạt động gian lận thương mại. Tuy nhiên hoạt động gian lận thương mại đường nhập lậu bùng phát cuối từ cuối năm 2021 đến nay vẫn chưa giảm nhiệt.
VSSA nhận định, công tác đấu tranh chống gian lận thương mại đương nhập lậu vẫn còn nhiều kẽ hở, và đang bị các đối tượng kinh doanh phi pháp lợi dụng.
Đường nhập lậu giá rẻ lấn át đường trong nước
Nửa đầu tháng 4/2022, nhu cầu của thị trường đường tăng nhẹ trong giai đoạn phục hồi sau dịch Covid-19. Tuy nhiên, giá đường trong nước vẫn chưa được cải thiện, trong khi nguồn cung vẫn dồi dào.

Bảng so sánh giá đường trên thị trường nội địa của các nước lân cận. Ảnh: VSSA
Do giá đường thị trường quốc tế và cước vận chuyển tăng, đường nhập khẩu chính ngạch từ các nước ASEAN và đường nhập lậu từ các tỉnh biên giới với Campuchia và Lào đã phải điều chỉnh tăng.
Tuy nhiên, giá các loại đường này vẫn thấp hơn giá thành sản xuất đường từ mía. Vì thế, đường nhập khẩu và đường nhập lậu vẫn chiếm ưu thế thị trường; khiến cho đường sản xuất từ mía không thể tiêu thụ.
Theo Tổng cục Hải Quan Việt Nam, quý I ghi nhận đường nhập khẩu từ các nước ASEAN (Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar) vào Việt Nam đã tăng đáng kể so với cùng kỳ.
Lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam tăng đột biến từ mức tăng từ 187.251 tấn (năm 2021) lên 391.468 tấn (năm 2022); tăng 209%.

Theo VSSA, sự bế tắc đầu ra đang đe dọa nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng mía đường. Ảnh: Trần Khánh
Ông Nguyễn Văn Lộc - Quyền Tổng thư ký VSSA cho rằng, các nước ASEAN có trình độ sản xuất đường tương đương hoặc thấp hơn Việt Nam.
Thực chất, toàn bộ lượng đường nhập khẩu kể trên đều đang sử dụng hành lang ATIGA để được hưởng thuế suất ưu đãi 5%.
Cộng với đường nhập lậu qua biên giới Tây Nam tràn ngập thị trường, nhu cầu với đường trong nước còn thấp, khiến cho thị trường tiếp tục thừa cung.
Giá đường sản xuất từ mía bị đẩy xuống dưới mức giá thành. Và đường của các nhà máy không bán được, phải tồn kho.
"Bế tắc đầu ra đang đe dọa nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng mía đường. Cùng với tình trạng các vật tư nông nghiệp tăng giá đã khiến cho nỗ lực phục hồi vùng nguyên liệu mía của ngành đường Việt Nam gặp nhiều trở ngại", ông Lộc nhận định.
Nhà máy đường gặp khó, nông dân chịu khổ vì đường lậu
01/06/2021 13:18“Bơm” thêm 1,2 tỉ đồng vào cuộc chiến chống đường lậu
27/01/2021 14:463.000 tấn đường lậu đe dọa ngành mía đường
01/11/2019 13:10
VinFast mở bán mẫu B-SUV VF 6 và công bố chính sách miễn phí sạc ô tô điện tại Philippines
Pasay, ngày 10/4/2025 – Tại Triển lãm Ô tô Quốc tế Manila 2025 (MIAS) được tổ chức từ 10-13/4/2025, VinFast chính thức mở bán mẫu ô tô điện VF 6 thuộc phân khúc B phổ biến.
Những người Mỹ gốc Việt biến ẩm thực thành di sản
Hương vị Việt Nam đã làm thay đổi nền ẩm thực Mỹ và mở ra một thế hệ sáng tạo mới.
Tôn vinh 100 Ngôi sao Hợp tác xã năm 2025
Tối 11/4, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã tổ chức Lễ Tôn vinh Hợp tác xã tiêu biểu và trao Giải thưởng “Co-op Star Awards 2025”.
Bộ Công an triệt phá đường dây sản xuất gần 600 loại sữa giả, thu lợi bất chính 500 tỷ đồng
Bộ Công an vừa triệt phá một đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng cực lớn tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Trung Quốc trả đũa Mỹ với thuế 125%, chứng khoán và USD lại giảm giá manh
Các nhà đầu tư đang vật lộn với những lo ngại về cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đang leo thang sau khi Trung Quốc "chơi rắn", trả đũa Mỹ với mức thuế quan từ 84% lên 125%.
Dùng đòn bẫy tài chính mua nhà, người trẻ nên cân nhắc mức vay bao nhiêu?
Nhiều người trẻ hiện nay chọn cách vay ngân hàng để mua nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nên cân nhắc mức vay an toàn là tối đa 50% giá trị bất động sản.