Ông Trần Lệ Nguyên đã quyết định "ngược gió tìm tăng trưởng" giữa lúc thị trường không nhiều triển vọng. Người ta thấy ông đang ấp ủ một giấc mơ lớn trong sở trường của chính mình.
Giữa tháng 11/2023, khi thị trường mua sắm trầm lắng, nhất là ở kênh truyền thống (chợ, tạp hóa) thì phân khúc bán lẻ hiện đại có một sự kiện đáng chú ý: Tập đoàn Kido bắt tay TikTok ra mắt dự án Entertainment & E-commerce (kênh E2E) trên nền tảng mạng xã hội đang gây khuynh đảo này.
"Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, 1 trung tâm thương mại với những mặt hàng chính hãng xuất hiện trên TikTok", ông Trần Lệ Nguyên - CEO Kido, nói về kênh E2E và cái bắt tay được đánh giá là lịch sử này giữa một nhà bán hàng truyền thống và một "gã khổng lồ" công nghệ mới nổi.
Livestream trung tâm thương mại
E2E là kênh đăng tải video review thời trang, ẩm thực, trải nghiệm sản phẩm. Kênh thường xuyên livestream chương trình giải trí chuyên nghiệp, thậm chí độc quyền thông qua kết hợp với các tập đoàn truyền thông trong và ngoài nước.
Tại thời điểm ra mắt, E2E chào sân với vỏn vẹn 2 video ngắn nhưng thu hút khoảng 20 triệu view chỉ sau 2 ngày đăng tải. Một loạt video ngắn giải trí, livestream bán hàng sau đó được tung ra đạt số lượng người xem rất cao. Kết quả lạc quan này được kỳ vọng sẽ tạo động lực tiếp cận khách hàng, thúc đẩy chốt đơn trên nền tảng mạng xã hội, giải trí kết hợp mua sắm.
"Ba năm qua, người tiêu dùng đã thay đổi rất nhiều. Trước đây, họ đến cửa hàng thì bây giờ là mua online, mua qua thương mại điện tử. Đó là lý do ngày càng nhiều cửa hàng trên đường phố phải đóng cửa. TikTok Shop chỉ xuất hiện gần đây tại Việt Nam nhưng mua sắm qua kênh này tăng trưởng mạnh. Sự ra đời của họ khác với Lazada hay Shopee. Họ là social commerce - thương mại điện tử trên nền tảng mạng xã hội", ông Nguyên nói.
Chiến lược 5 chữ E
Bắt sóng xu hướng, Kido khai thác triệt để 5 chữ E cho nền tảng E2E, gồm Entertainment (giải trí thông qua nội dung phong phú, bắt trend), Ecommerce (thương mại điện tử với sản phẩm chính hãng, chất lượng), Emotion (cảm xúc thông qua tương tác), Economic (kinh tế nhờ chính sách giá tốt) và E-partner (đối tác tại trung tâm thương mại và bên ngoài tham gia cung cấp sản phẩm).
"Quan trọng hơn hết, ý tưởng chúng tôi ra mắt E2E vì các sản phẩm trên TikTok hiện nay 85% là hàng không có thương hiệu, chỉ khoảng 15% shop chính hãng. Đây là cơ hội cho mô hình shop in shop - kênh mua sắm chính hãng với nhiều mặt hàng giá tốt. Người tiêu dùng được hưởng lợi. Cơ hội kinh doanh cũng sẽ mở ra cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng tham gia vào E2E để đẩy mạnh marketing, bán hàng hiệu quả thông qua nền tảng logistics hiện có của chúng tôi", ông Trần Lệ Nguyên nói.
Thêm mảnh ghép quan trọng
Mảng bánh kẹo là lợi thế của Kido. Năm 2023, đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi Thọ Phát - thương hiệu bánh bao nổi đình nổi đám suốt 35 năm qua, về chung một nhà với Kido. Ông Vũ Phước Thọ - nhà sáng lập Thọ Phát, băn khoăn các con không nối nghiệp nên tin tưởng giao hãng bánh bao lại cho Kido phát triển.
"Tôi tìm thấy tình yêu ẩm thực từ ông Nguyên", ông Thọ nói và kỳ vọng Thọ Phát trong tương lai sẽ rực rỡ hơn.
Ông Trần Lệ Nguyên tiết lộ Kido đầu tư 68% cổ phần vào bánh bao Thọ Phát là bước tiến lớn đối với tập đoàn. Thọ Phát sẽ là mảnh ghép quan trọng trong chiến lược mở rộng ngành bánh. Với 450.000 điểm bán ngành hàng thực phẩm thiết yếu, 120.000 điểm bán ngành hàng lạnh với cơ sở hạ tầng, nhà máy sản xuất hiện đại, hệ thống logistics rộng khắp, ông tin rằng Thọ Phát giúp sớm hiện thực hóa mục tiêu trở thành tập đoàn thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam, và sớm mở rộng sang các nước trên thế giới. Sản phẩm sẽ đi khắp thành thị đến nông thôn. Thọ Phát sẽ là đại diện tiêu biểu cho "bếp ăn quốc dân" của người Việt.
"Với sự am hiểu khẩu vị, xu hướng thưởng thức, chúng tôi sẽ đảm nhận kỹ thuật phát triển sản phẩm, đa dạng hóa danh mục sản phẩm nhằm đưa Thọ Phát trở thành 'bếp ăn quốc dân' của người Việt và mở rộng thị trường xuất khẩu sang ít nhất 30 quốc gia trong tương lai", ông Nguyên bày tỏ.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.