Thứ hai, 13/05/2024

KIDO của anh em ông Trần Lệ Nguyên đã sở hữu thương hiệu bánh bao Thọ Phát gần 40 năm tuổi, lớn nhất Sài Gòn

24/08/2023 8:00 PM (GMT+7)

Đến ngày 23/8, Tập đoàn KIDO của anh em ông Trần Lệ Nguyên đã nắm 51% cổ phần của công ty sở hữu bánh bao Thọ Phát, một thương hiệu gần 40 năm tuổi ở Sài Gòn và có khoảng 4.000 điểm bán.

Trong công bố thông tin bất thường gửi Sở giao dịch chứng khoán, tập đoàn KIDO cho biết đến ngày 23/8, tập đoàn đã hoàn tất giao dịch theo từng giai đoạn và đang sở hữu 51% tỷ lệ cổ phần tại công ty sở hữu thương hiệu bánh bao Thọ Phát.

KIDO cho biết thêm Nghị quyết HĐQT ngày 19/4 đã thông qua chủ trương đầu tư để chi phối và sở hữu tối đa 70% thương hiệu bánh bao Thọ Phát.

KIDO của anh em ông Trần Lệ Nguyên đã sở hữu thương hiệu bánh bao Thọ Phát gần 40 năm tuổi, lớn nhất Sài Gòn - Ảnh 1.

KIDO của anh em ông Trần Lệ Nguyên đã sở hữu 51% cổ phần thương hiệu bánh bao Thọ Phát gần 40 năm tuổi, lớn nhất Sài Gòn. Ảnh: Thọ Phát

Theo kế hoạch, việc hoàn tất sở hữu 70% cổ phần tại bánh bao Thọ Phát có thể được KIDO hoàn tất ngay quý 3 này.

Giữa tháng 4 vừa qua, KIDO bất ngờ thông tin đã mua lại 25% bánh bao Thọ Phát. Thời điểm đó, ông Trần Lệ Nguyên – Phó chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc KIDO, cho biết đã tìm hiểu về Thọ Phát từ năm 2022. Việc mua lại 25% cổ phần Thọ Phát là chiến lược quan trọng giúp KIDO mở rộng danh mục thực phẩm tại thị trường Việt Nam.

Cũng theo lãnh đạo KIDO, khoản đầu tư vào Thọ Phát là khoản đầu tư lớn nhưng KIDO không tiết lộ con số.

Thông qua hoạt động đầu tư này, KIDO đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng và lợi nhuận 200 tỷ đồng cho Thọ Phát cùng với mảng bánh của tập đoàn trong năm 2023.

KIDO cũng cam kết đưa Thọ Phát mở rộng ra thị trường miền Trung, miền Bắc và xuất khẩu.

Trong báo cáo tài chính quý 2/2023 vừa công bố, giá trị thương vụ đầu tư sở hữu bánh bao Thọ Phát của KIDO đã được tiết lộ. Theo đó, KIDO cho biết đến 30/6/2023, số tiền đầu tư vào Công ty CP Thọ Phát quốc tế là 100 tỷ đồng, con số này tương đương tỷ lệ sở hữu của KIDO tại Thọ Phát là 25%.

KIDO của anh em ông Trần Lệ Nguyên đã sở hữu thương hiệu bánh bao Thọ Phát gần 40 năm tuổi, lớn nhất Sài Gòn - Ảnh 2.

KIDO cho biết khoảng đầu tư vào Thọ Phát tương đương 25% cổ phần có giá trị 100 tỷ đồng. Thọ Phát là thương hiệu bánh bao thành lập năm 1987 và đang có đến 4.000 điểm bán phủ từ các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ... Ảnh: Thọ Phát

Công ty CP Thọ Phát quốc tế mới thành lập ngày 23/5/2023, sau thời điểm KIDO công bố thương vụ đầu tư. Hoạt động kinh doanh chính của Thọ Phát quốc tế theo đăng ký là bán buôn thực phẩm.

Vốn điều lệ khi mới thành lập của Công ty CP Thọ Phát quốc tế là 1 tỷ đồng, với 6 cổ đông sáng lập. Trong đó ông Vũ Phước Thọ chiếm 62% cổ phần và bà Lê Thị Ngọc Mai chiếm 31% cổ phần.

Đến ngày 29/6, Thọ Phát quốc tế thay đổi đăng ký kinh doanh, nâng vốn điều lệ lên 585 tỷ đồng.

 Ông Vũ Phước Thọ chính là người sáng lập thương hiệu bánh bao Thọ Phát từ năm 1987.

Theo giới thiệu trên website Thọ Phát, năm 1987, ông Vũ Phước Thọ khởi nghiệp với lò bánh bao Ông Thọ trong căn nhà nhỏ, và làm bánh theo phương pháp thủ công. Sự tiện lợi và giá cả phù hợp đã khiến bánh bao Ông Thọ được lòng khách hàng.

Đến năm 1995, lò bánh của Ông Thọ lần đầu cho ra mắt loại bánh bao mới có nhân trứng muối, đã tạo tiếng vang lớn cho Thọ Phát, khiến số lượng khách đông lên.

Năm 2000, bánh bao Ông Thọ mở rộng quy mô, tiếp cận người tiêu dùng lẻ bằng chiến lược marketing cho mượn tủ hấp bánh miễn phí.

Năm 2002, Thọ Phát đổi mới công nghệ sản xuất bánh bao từ bột khai sang bột nổi, giúp hương vị bánh không còn mùi khai đặc trưng của bánh bao như trước.

KIDO của anh em ông Trần Lệ Nguyên đã sở hữu thương hiệu bánh bao Thọ Phát gần 40 năm tuổi, lớn nhất Sài Gòn - Ảnh 3.

Danh mục bánh của Thọ Phát có khoảng 30 loại với nhiều dòng bánh bao, dimsum, hamburger, bánh giò, xôi, bánh chưng, bánh dorayaki…Riêng bánh bao có đến gần 20 loại. Ảnh: Thọ Phát

Năm 2005, dòng bánh bao đông lạnh từ Ông Thọ cũng chính thức xuất hiện trên thị trường. Giai đoạn 2011-2013, Công ty TNHH MTV Chế biến thực phẩm Thọ Phát thành lập. Các dòng sản phẩm đông lạnh đa dạng hơn và hệ thống phân phối cũng hoàn thiện từ Nam ra Bắc.

Năm 2016, Thọ Phát lại gây tiếng vang khi cho ra đời bánh bao Hoàng Kim, mở ra trào lưu nhân tan chảy cho các dòng sản phẩm bánh bao lúc bấy giờ.

Các năm 2017- 2018, doanh nghiệp tiếp tục cho ra mắt các loại bánh bao, há cảo, xíu mại, bánh giò, bánh bao tạo hình…

Hiện Thọ Phát có 1.000 lao động, sở hữu 1 trụ sở và 1 nhà máy chế biến thực phẩm diện tích hơn 22.000 m2 tại Nhà Bè – TP.HCM trang bị công nghệ hiện đại, công suất 10.000 tấn sản phẩm cung cấp ra thị trường mỗi năm. Cùng với đó là đội xe tải lạnh trên 500 chiếc phân phối hàng khắp TP.HCM và các tỉnh lân cận và hơn 4.000 điểm bán, phủ rộng hầu hết các siêu thị, cửa hàng tiện lợi cả nước.

Thọ Phát cũng đang đẩy mạnh đưa sản phẩm ra nhiều thị trường Mỹ, Campuchia… với hàng trăm sản phẩm đa dạng.

Danh mục bánh của Thọ Phát có khoảng 30 loại với nhiều dòng bánh bao, dimsum, hamburger, bánh giò, xôi, bánh chưng, bánh dorayaki…Riêng bánh bao có đến gần 20 loại.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Mây ngũ sắc ở TP.HCM: Không phải dấu hiệu thời tiết xấu

Mây ngũ sắc ở TP.HCM: Không phải dấu hiệu thời tiết xấu

Hiện tượng mây ngũ sắc xuất hiện trên bầu trời TP.HCM không nói lên bất kỳ dấu hiệu nào về diễn biến thời tiết xấu sắp xảy ra.

Sợ pin xe Taycan có thể cháy, Porsche triệu hồi xe

Sợ pin xe Taycan có thể cháy, Porsche triệu hồi xe

Thương hiệu ô tô thể thao đắt tiền Porsche của Đức cho biết đã triệu hồi hàng ngàn chiếc xe điện Taycan vì nguy cơ có thể bị cháy pin. Tại thị trường Việt Nam, giá bán Taycan phiên bản Turbo S lên tới 9,55 tỷ đồng.

Tiến độ nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 vẫn chậm vì vướng thủ tục

Tiến độ nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 vẫn chậm vì vướng thủ tục

Việc triển khai dự án nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4 tại Đồng Nai vẫn chưa thông suốt do Tổng công ty Tín Nghĩa và chủ đầu tư dự án -- PV Power -- chưa tìm được tiếng nói chung trong thi công hạ tầng.

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Sức mua mạnh từ các nhà đầu tư nước ngoài gần đây đã đẩy cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động lên vùng cao nhất trong vòng gần 2 năm.

Tâm lý thị trường đang đẩy giá vàng miếng đi lên

Tâm lý thị trường đang đẩy giá vàng miếng đi lên

Ông Huỳnh Trung Khánh, cố vấn cấp cao Hội đồng Vàng thế giới tại Singapore, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam cho rằng, giá vàng miếng SJC tăng nóng là do tâm lý thị trường trong nước đẩy giá lên trong thời gian gần đây.

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Chỉ sau 2 ngày, giá vàng miếng SJC giảm mạnh hơn 3 triệu đồng/lượng. Cộng thêm khoảng cách mua vào - bán ra hơn 2 triệu đồng/lượng khiến nhiều nhà đầu tư lao vào đỉnh “sóng” ngậm ngùi chịu lỗ. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà đầu tư chốt lời thành công.