Công ty CP VNG (UPCoM: VNZ) vừa chính thức nộp hồ sơ theo mẫu F-1 lên Uỷ ban Giao dịch Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC), dự kiến sẽ IPO (niêm yết) cổ phiếu phổ thông loại A trên sàn Nasdaq với mã giao dịch VNG.
Các nhà bảo lãnh phát hành sẽ là Citigroup Global Markets Inc., Morgan Stanley & Co. LLC, UBS Securities LLC, và BofA Securities, Inc.
VNG được xem là một trong những kỳ lân công nghệ hàng đầu của Việt Nam. VNG bắt đầu hoạt động vào năm 2004 với tên gọi Vinagame, chuyên tập trung vào các sản phẩm game online. Nhà sáng lập là ông Lê Hồng Minh.
Đến thời điểm hiện tại, hệ sinh thái của doanh nghiệp này đã mở rộng hơn nhiều. Đó cũng là một trong số nhiều lý do Vinagame được đổi tên thành VNG như hiện nay.
VNG hiện hoạt động với 4 mảng kinh doanh thương mại cốt lõi, gồm trò chơi trực tuyến; nền tảng liên kết; tài chính - thanh toán; và thương mại dịch vụ đám mây. Ở lĩnh vực nào, VNG cũng khá nổi bật trên thị trường.
Về trò chơi trực tuyến, VNGGames được công nhận là một trong những nhà phát hành game hàng đầu tại Việt Nam. ZingPlay là cổng game giải trí đa nền tảng đầu tiên tại Việt Nam, tập hợp các các game tự phát triển bởi đội ngũ kỹ sư VN. Cùng Garena (SEA) và Gamota (Appota), VNG liên tục có mặt trong top 3 nhà phát hành game lớn nhất Việt Nam.
Trong khi đó, hệ sinh thái nền tảng kết nối của VNG đang rất thân thuộc với người dùng mỗi ngày, thông qua các ứng dụng như Zalo, Zing MP3, Zing TV…
Ở lĩnh vực tài chính - thanh toán, VNG sở hữu ZaloPay - ứng dụng thanh toán di động đáp ứng nhu cầu thanh toán, phục vụ cho mục đích cá nhân và doanh nghiệp. Đến nay, ZaloPay đã hợp tác kết nối với hầu hết ngân hàng và đối tác lớn trên toàn quốc như Tiki, Lazada, BigC, Baemin…
Về thương mại dịch vụ đám mây, VNG Cloud cung cấp những dịch vụ và giải pháp điện toán đám mây đạt tiêu chuẩn thế giới, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình chuyển đổi số. VNG Cloud hiện có nhiều sản phẩm đa dạng như vServer, vCDN, vStorage, vCloudcam, vCloudStack, vMeeting, vCloudDrive, vDB, Digital Workspace.
VNG cũng đang góp vốn đầu tư vào một số ít startup như trang thương mại điện tử Tiki, nền tảng cung ứng quà Tặng Got It, công ty công nghệ tiên tiến trong nghành nghề dịch vụ vận tải đường bộ hàng hóa EcoTruck.
Năm 2014, VNG của CEO Lê Hồng Minh được World Startup Report định giá 1 tỷ USD. Cột mốc này đưa VNG trở thành kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam, một cột mốc đáng nhớ của cộng đồng khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp công nghệ tại Việt Nam. Đến năm 2019, VNG được quỹ góp vốn đầu tư Temasek của cơ quan chính phủ Singapore định giá 2,2 tỷ USD.
Giấc mơ của kỳ lân công nghệ VNG là niêm yết trên sàn Nasdaq (Hoa Kỳ). Đây được xem là con đường mà nhiều doanh nghiệp công nghệ, đổi mới sáng tạo hướng đến.
6 năm sau khi thành lập, năm 2010, CEO Lê Hồng Minh đã chia sẻ với Forbes về việc ông kỳ vọng đưa cổ phiếu VNG xuất hiện trên sàn giao dịch chứng khoán quốc tế như Nasdaq hay Hong Kong. Trong năm tài chính trước đó, tức năm 2009, VNG đạt doanh thu tới 50 triệu USD và tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt tới 50%.
Thời điểm đó, Forbes nhận định VNG là hình mẫu cho một nền kinh tế với phương thức giao tiếp số theo chủ nghĩa tiêu dùng đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Thậm chí Forbes đánh giá VNG xứng đáng là bản sao của hai công ty Internet thành công nhất Trung Quốc là Shanda và Tencent.
Năm 2017, VNG ký bản ghi nhớ về dự kiến niêm yết trên sàn Nasdaq tại New York (Hoa Kỳ).
Năm 2021, VNG đưa ra phương án niêm yết cổ phiếu tại Hoa Kỳ thông qua việc sáp nhập với một công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC), giống mô hình VinFast thực hiện vừa qua.
Giữa năm ngoái, nhiều thông tin cho rằng VNG sẽ niêm yết cổ phiếu tại Hoa Kỳ vào đầu năm 2023, với mục tiêu chào bán 12,5% cổ phần trong đợt IPO trên sàn Nasdaq.
Tuy nhiên, kế hoạch niêm yết tại Hoa Kỳ của VNG đã không diễn ra như dự kiến, thay vào đó, đầu năm 2023, VNG chính thức niêm yết trên sàn UpCOM với mã cổ phiếu VNZ. Và đến thời điểm hiện nay, ngày 24/8, VNG mới chính thức công bố đã nộp hồ sơ lên Uỷ ban Giao dịch Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC).
VNG chính thức niêm yết trên sàn UpCOM đầu năm nay với hơn 35,8 triệu cổ phiếu, với mã VNZ, trong đó, 28,7 triệu cổ phiếu đang lưu hành và 7,1 triệu cổ phiếu quỹ.
Thị giá cổ phiếu VNZ kể từ khi chào sàn lập tức được chú ý bởi liên tục tăng và mức tăng được đánh giá là chóng mặt. Giá cổ phiếu VNZ chào sàn là 240.000 đồng/cổ phiếu. Thị giá hiện nay tăng gấp 4,6 lần, lên 1,12 triệu đồng/cổ phiếu. Đáng chú ý, có thời điểm, giá cổ phiếu VNZ vọt tăng đến khoảng 1,4 triệu đồng/cổ phiếu, đưa vốn hóa VNG từ gần 8.600 tỷ đồng lên hơn 39.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, lượng giao dịch cổ phiếu VNZ tương đối hạn chế ở các phiên khi từ vài trăm lên đến vài nghìn cổ phiếu.
Dù thị giá cổ phiếu cao ngất ngưởng nhưng lợi nhuận VNG lại không mấy khả quan.
Năm 2022, VNG ghi nhận doanh thu đạt 7.800 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ và lỗ sau thuế đến 1.534 tỷ đồng. Năm 2021, VNG lỗ 71 tỷ đồng, như vậy, tức lỗ năm 2022 tăng thêm đến 1.463 tỷ đồng.
Năm 2023, tính đến hết quý II, VNG đạt 4.098 tỷ doanh thu, tăng 12% so với nửa đầu năm ngoái. Khấu trừ chi phí, VNG lỗ sau thuế gần 40 tỷ đồng, cải thiện đáng kể với khoản lỗ gần 510 tỷ đồng cùng kỳ.
Năm 2023, VNG lên kế hoạch lỗ sau thuế 572 tỷ đồng. Theo VNG, nguyên nhân do tập đoàn dự kiến tiếp tục đầu tư phát triển và mở rộng thị trường, đặc biệt đầu tư các sản phẩm sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.