Một ngày sau lễ ký kết bảo trợ cho 682 trẻ em mồ côi do dịch Covid-19 tại TP.HCM, ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cho biết vẫn chưa hết xúc động trước hoàn cảnh của 682 trẻ mồ côi.
Theo ông, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam nhận danh sách trẻ em mồ côi do Hội Liên hiệp Phụ nữ TP cung cấp; sau khi xem xét, Hội quyết định đỡ đầu, hỗ trợ cho các trẻ em mồ côi này cho đến năm 18 tuổi thông qua các hình thức như: Chăm lo đời sống sức khỏe, tinh thần, tạo điều kiện cho các cháu học hành. Đặc biệt, sẽ tạo việc làm tại các doanh nghiệp Hội viên sau khi các cháu trưởng thành.
"Tổng kinh phí dự kiến mà các doanh nghiệp/nhà hảo tâm sẽ bảo trợ các trẻ mồ côi đến năm 18 tuổi là hơn 100 tỷ đồng", ông Đặng Hồng Anh, thông tin và nhấn mạnh: "Chúng tôi mong muốn chung tay với cộng đồng chia sẻ một phần mất mát với những em nhỏ mồ côi vì dịch bệnh COVID-19, đồng hành cùng các em trên con đường vượt qua nghịch cảnh".
Theo đánh giá của UBND TP.HCM, trong bối cảnh cả nước đồng lòng chống dịch, mặc dù hoạt động của tổ chức Hội và các doanh nghiệp hội viên gặp rất nhiều khó khăn nhưng doanh nhân trẻ Việt Nam vẫn phát huy vai trò xung kích trên mọi mặt trận kinh tế - xã hội.
Đặc biệt, đợt dịch lần thứ 4 tại TP.HCM, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã có sáng kiến trong việc triển khai hàng loạt các chương trình "ATM" với mục đích chung tay cùng chính quyền thành phố và người dân nhanh chóng kiểm soát được dịch bệnh, đưa TP.HCM sớm quay trở lại cuộc sống bình thường...
Để ghi nhận và biểu dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã có những đóng góp tích cực cho hoạt động phòng chống dịch Covid-19 thời gian qua, UBND TP.HCM đã tặng Huy hiệu Thành phố Hồ Chí Minh cho ông Đặng Hồng Anh - Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam và ông Hoàng Tuấn Anh - Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam. Đồng thời, TP cũng trao tặng bằng khen cho 22 tập thể, cá nhân tiêu biểu của Hội.
"Cha đẻ" của hàng loạt "ATM nghĩa tình"
Trong suốt mùa dịch Covid-19 vừa qua, ông Đặng Hồng Anh - Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã sáng kiến ra nhiều "ATM nghĩa tình" để hỗ trợ TP.HCM chống dịch Covid-19.
Có thể kể đến như: ATM gạo (hỗ trợ 50 tấn gạo cho người dân thành phố); ATM Oxy (kêu gọi ủng hộ hơn 25 tỷ đồng, cung cấp 10.000 bình oxy và hỗ trợ oxy cho 50.000 bệnh nhân F0); chương trình 125.000 suất ăn miễn phí tặng người nghèo và tuyến đầu chống dịch; ATM gạo (cung cấp 50 tấn gạo cho lực lượng tuyến đầu chống dịch), ATM F0 chống dịch (1.800 F0 khỏi bệnh đăng ký tham gia chương trình, trong đó hơn 1.400 F0 đã nhận bàn giao công việc với 45 bệnh viện); ATM hiến máu cứu người (huy động được 1.500 tình nguyện viên là lãnh đạo và cán bộ công nhân viên các doanh nghiệp hội viên tại TP.HCM tình nguyện tham gia hiến máu)…
Doanh nhân trẻ này cũng là "cha đẻ" của nhiều chương trình ý nghĩa khác như: Chuyến xe tình nghĩa (kêu gọi được trên 2 tỷ đồng kinh phí để mua 5 xe ô tô 16 chỗ đã qua sử dụng cải tiến thành xe cứu thương hỗ trợ chở các bệnh nhân Covid-19; oxy, trang thiết bị y tế hỗ trợ các bệnh viện dã chiến); Chương trình Vòng tay yêu - Nhận bảo trợ trẻ em mồ côi do dịch bệnh Covid-19; ATM túi thuốc cứu người…
Từ đầu năm đến nay, thị trường ô tô trong nước ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên từ 01/12/2024 trở đi, xe sản xuất và lắp ráp trong nước không được miễn 50% phí trước bạ sẽ ảnh hưởng nhiều đến lượng tiêu thụ xe.
TP.HCM triển khai kế hoạch sắp xếp lại đơn vị hành chính, giảm 39 phường, nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo hoàn thành trước ngày 30/6/2025.
Trong khi các sản phẩm như rượu bia và bánh kẹo giảm sút, xu hướng mới của người tiêu dùng dịp Tết năm 2025 đó là chuộng sản phẩm giản đơn, tiện lợi và sản phẩm liên quan chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.
Thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM đang thu hút sự chú ý của giới siêu giàu và nhà đầu tư, nhờ sức tăng GDP mạnh, nên phân khúc bất động sản hạng sang của TP.HCM thành thị trường trọng điểm trong khu vực.
Tại báo cáo mới nhất về dự báo kinh tế Việt Nam quý IV, các chuyên gia của Ngân hàng UOB cho biết, quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đi đúng hướng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu vùng Đông Nam Bộ phải tiếp tục làm mới lại 3 động lực tăng trưởng. Trong đó tập trung vào đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt, động lực thứ 2 là xuất khẩu, động lực thứ 3 là tiêu dùng.