Liên quan đến Dự thảo bảng giá đất của TP.HCM, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có văn bản đề nghị đề nghị cơ quan soạn thảo Dự thảo bảng giá đất nên đặt mình vào hoàn cảnh của người dân để thấy rõ hơn vì sao tại thời điểm hiện nay chưa nên ban hành Bảng giá đất áp dụng từ 1/8/2024.
Theo nội dung kiến nghị, HoREA đề nghị cơ quan soạn thảo bảng giá đất nên đặt mình vào hoàn cảnh của người dân để thấy rõ là vì sao tại thời điểm hiện nay chưa nên ban hành bảng giá đất. Nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến trường hợp người dân có nhu cầu xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất (gọi tắt là giấy chứng nhận).
HoREA đưa dẫn chứng: Ông A làm hồ sơ xin cấp "Giấy chứng nhận" cho căn nhà đã được xây dựng từ lâu trên thửa đất có diện tích 100 m2 tiếp giáp đường Nguyễn Văn Linh thuộc khu dân cư ổn định tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, thửa đất này có nguồn gốc là đất nông nghiệp có giá là 200.000 đồng/m2 (vị trí 1) và giá đất đường Nguyễn Văn Linh là 6,8 triệu đồng/m2 trong bảng giá đất hiện hành, ông A chỉ phải nộp tiền sử dụng đất là 660 triệu đồng.
Nếu tính tiền sử dụng đất theo Dự thảo bảng giá đất dự kiến thì ông A sẽ phải nộp tiền sử dụng đất là 6,18 tỷ đồng. Như vậy,thực hiện theo Dự thảo bảng giá đất thì số tiền sử dụng đất mà người này phải nộp sẽ tăng 9,36 lần so với số tiền sử dụng đất nộp theo Quyết định 02/2020/QĐ-UBND.
Trường hợp khác, bà B đã có quyền dụng đất thửa đất 200 m2 tiếp giáp đường Nguyễn Văn Linh thuộc khu dân cư ổn định tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh và do trước đây không đủ khả năng tài chính nên Bà B chỉ xin cấp giấy chứng nhận cho phần diện tích 100 m2 đất ở đã xây dựng nhà, còn lại phần diện tích 100 m2 sân xi măng được xác định là đất trồng cây nông nghiệp ngắn ngày trong giấy chứng nhận. Nay, bà B có nhu cầu làm hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất đối với 100 m2 sân xi măng thành đất ở.
Nếu được tính tiền sử dụng đất theo quy định hiện hành, bà B chỉ phải nộp thêm tiền sử dụng đất là 660 triệu đồng nhưng nếu phải tính tiền sử dụng đất theo Dự thảo bảng giá đất thì Bà B sẽ phải nộp tiền sử dụng đất là 6,18 tỷ đồng tăng 9,36 lần so với số tiền sử dụng đất nộp theo Quyết định 02/2020/QĐ-UBND.
Từ các trường hợp dẫn chứng trên, HoREA đánh giá Dự thảo bảng giá đất sẽ ảnh hưởng đến người có nhu cầu xin cấp giấy chứng nhận. Hiện nay, thành phố có hơn 13.035 thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận chiếm 0,7% tổng số thửa đất trên địa bàn.
Trường hợp khác bị ảnh hưởng là những người có nhu cầu xin hợp thức hóa quyền sử dụng đất các diện tích đất nông nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư đô thị ổn định gắn liền với nhà ở hiện hữu; hoặc những người có nhu cầu xin tách thửa đất đồng thời với chuyển mục đích sử dụng đất thành đất ở.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.