
HSBC khẳng định kinh tế Việt Nam đang phục hồi theo tiến độ, sẽ tăng trưởng 6% trong năm 2024
Q. Huy
12/01/2024 9:31 PM (GMT+7)
HSBC nói Việt Nam sẽ lấy lại mức tăng trưởng 6% trong năm 2024, khi nền kinh tế đang phục hồi theo đúng tiến độ. Điểm sáng đáng chú ý là vốn FDI mới đổ vào sản xuất đã tăng lên mức cao mới, đạt trên 15 tỷ USD, và 80% trong số này tập trung vào lĩnh vực sản xuất.
2023 thật sự không phải một năm dễ dàng đối với Việt Nam. Nhưng Việt Nam đã khép lại năm 2023 một cách tương đối tích cực, để năm 2024 sẽ là năm Việt Nam vươn lên mạnh mẽ. Việt Nam đang chứng kiến hy vọng về triển vọng tăng trưởng tốt hơn trong thời gian tới. Những nội dung này có trong báo cáo vừa phát hành của HSBC. Định chế tài chính này cho rằng năm Giáp Thìn được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều hy vọng hơn cho Việt Nam.
Yếu tố quan trọng nhất là các dòng vốn FDI ổn định.

HSBC khẳng định kinh tế Việt Nam đang phục hồi theo tiến độ, sẽ lấy lại mức tăng trưởng bình thường 6% trong năm 2024. Ảnh: KTĐT
Cả tổng FDI và FDI mới trong năm 2023 đều gần đạt đến các mức cao trong lịch sử trước đây. Đặc biệt là FDI dạng đầu tư mới đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 4 năm, đạt khoảng 5% GDP. Đáng chú ý là FDI mới đổ vào sản xuất đã tăng lên mức cao mới đạt trên 15 tỷ USD, và 80% trong số đó tập trung vào lĩnh vực sản xuất.
Xét về nguồn FDI, HSBC cho rằng có một xu hướng thú vị rất đáng chú ý. Trong nhiều năm nay, Nhật Bản và Hàn Quốc đều là những nhà đầu tư lớn vào Việt Nam, nhưng hiện Trung Quốc cũng đang gia tăng đầu tư vào Việt Nam.
2024 là năm đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc đạt thị phần lớn nhất trong số các nhà đầu tư vào Việt Nam, cao hơn cả Nhật và Hàn Quốc. Tính chung lại, Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Hồng Kông, Macau đang chiếm gần một nửa dòng FDI mới của Việt Nam trong năm 2023. Phần lớn dòng vốn này vào điện tử, một lĩnh vực mà Việt Nam nhanh chóng trở thành một ngôi sao đang lên.
Đây cũng là lĩnh vực mà các dòng vốn FDI đa dạng hơn, cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Ngoài điện tử, các nhà đầu tư nước ngoài cũng ngày càng bị thu hút bởi thị trường tiêu dùng đầy hứa hẹn của Việt Nam, một xu hướng mà các tập đoàn Nhật Bản đã đón đầu từ sớm.

theo HSBC, dòng vốn FDI mới đổ vào sản xuất của Việt Nam đã tăng lên mức cao mới đạt trên 15 tỷ USD, và 80% trong số đó tập trung vào lĩnh vực sản xuất. Ảnh: TL
Năm 2023, sau vài lần điều chỉnh, HSBC dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức 5%. Mức dự báo được giữ nguyên trong hơn 6 tháng bất chấp kỳ vọng của thị trường đã điều chỉnh giảm xuống 4,6
Trong năm 2023, lạm phát của Việt Nam vẫn nằm trong mức kiểm soát, bình quân ở mức 3,3%. Mức này thấp hơn nhiều so với trần lạm phát 4,5% mà Quốc hội dự kiến. HSBC kỳ vọng lạm phát sẽ tiếp tục duy trì ở mức nhẹ trong năm 2024, dự báo ở mức 3,4%.
Cùng với đó là chính sách lãi suất được kỳ vọng giữ nguyên ở 4,5% trong suốt năm 2024.
"Chúng tôi tin rằng kinh tế Việt Nam đang phục hồi theo đúng tiến độ, có khả năng lấy lại mức tăng trưởng thông thường 6% trong năm 2024. Khi các dòng vốn FDI tiếp tục gia tăng năng lực sản xuất, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam sẽ có dấu hiệu phục hồi, mang lại cơ hội cho xuất khẩu", báo cáo của HSBC nhận định.
Một diễn biến quan trọng cần quan sát chặt chẽ trong năm 2024 chính là việc triển khai thuế doanh nghiệp tối thiểu 15% đối với các tập đoàn đa quốc gia, có hiệu lực từ ngày 1/1, nhằm phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Tháng 10/2023, 135 nước đã nhất trí với giải pháp hai trụ cột, nhằm cải cách khung tính thuế quốc tế để giải quyết những thách thức từ việc đánh thuế trong lĩnh vực kinh tế số. Theo đó, các tập đoàn đa quốc gia với doanh thu tương đương 825 triệu USD, sẽ phải chịu mức thuế tối thiểu toàn cầu là 15%.
Liên minh châu Âu EU và một số quốc gia dự kiến triển khai từ năm 2024, còn các nước còn lại cũng thể hiện sẽ sẵn sàng áp dụng từ năm 2025.
HSBC cho rằng 122 công ty nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam sẽ đối diện với mức tăng vọt về chi phí thuế. Và chi phí này ước tính tạo ra nguồn thu ngân sách trị giá 600 triệu USD mỗi năm.
Mối nguy hại từ thực phẩm đóng hộp: Đừng vì tiện lợi mà rước họa vào thân
Thực phẩm đóng hộp từ lâu đã trở thành lựa chọn tiện lợi trong mỗi căn bếp hiện đại. Thế nhưng, đằng sau vẻ ngoài sáng bóng và những dòng mô tả hấp dẫn là mối nguy tiềm tàng từ vi khuẩn Clostridium botulinum – “sát thủ thầm lặng” có thể gây liệt cơ, suy hô hấp và tử vong nếu người dùng bất cẩn. Hiểu rõ và cảnh giác là cách duy nhất để bảo vệ sức khỏe cả gia đình trước khi mở một lon đồ hộp.
Xiaomi tung ra xe SUV điện đầu tiên, có thể lái hơn 800km chỉ với một lần sạc
Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Xiaomi ra mắt SUV điện và chip điện thoại tự thiết kế, thể hiện tham vọng vượt khỏi danh tiếng thiết bị giá rẻ. Việc mở rộng sang nhiều lĩnh vực như ô tô và chip cũng tượng trưng cho tham vọng Trung Quốc nhằm phá vỡ sự phụ thuộc của đất nước vào công nghệ nước ngoài.
Hà Nội sắp khởi công cụm công nghiệp gần 160 tỷ đồng gần Vành đai 4, ngay chân cầu Hồng Hà
Hà Nội giao 60.000m² đất tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Hồng Hà, huyện Đan Phượng. Đây là cụm công nghiệp có vị trí nằm ngay đường vành đai 4, chân cầu Hồng Hà sắp khởi công xây dựng.
Bật mí cách duy nhất giúp Đông Nam Á đẩy lùi 'cơn lũ' hàng giá rẻ Trung Quốc
Từ tủ gỗ đến quần áo, sự cạnh tranh khốc liệt từ hàng giá rẻ Trung Quốc đang làm đảo lộn hoạt động kinh doanh và sinh kế tại Đông Nam Á. Câu hỏi đặt ra là điều gì đang chờ đợi phía trước và làm thế nào để Đông Nam Á có thể đẩy lùi 'cơn lũ' hàng hóa giá rẻ Trung Quốc?
Mối nguy hại từ thực phẩm đóng hộp: Đừng vì tiện lợi mà rước họa vào thân
Thực phẩm đóng hộp từ lâu đã trở thành lựa chọn tiện lợi trong mỗi căn bếp hiện đại. Thế nhưng, đằng sau vẻ ngoài sáng bóng và những dòng mô tả hấp dẫn là mối nguy tiềm tàng từ vi khuẩn Clostridium botulinum – “sát thủ thầm lặng” có thể gây liệt cơ, suy hô hấp và tử vong nếu người dùng bất cẩn. Hiểu rõ và cảnh giác là cách duy nhất để bảo vệ sức khỏe cả gia đình trước khi mở một lon đồ hộp.
Xiaomi tung ra xe SUV điện đầu tiên, có thể lái hơn 800km chỉ với một lần sạc
Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Xiaomi ra mắt SUV điện và chip điện thoại tự thiết kế, thể hiện tham vọng vượt khỏi danh tiếng thiết bị giá rẻ. Việc mở rộng sang nhiều lĩnh vực như ô tô và chip cũng tượng trưng cho tham vọng Trung Quốc nhằm phá vỡ sự phụ thuộc của đất nước vào công nghệ nước ngoài.