Dù các dự báo mới này đưa ra những mức tăng trưởng khác nhau nhưng đều nhấn mạnh về đà phục hồi đã thấy rõ hơn trong quý 3 và ví von đó là chồi xanh cho cây tăng trưởng trong năm tới.
Lạc quan nhất là ngân hàng toàn cầu Standard Chartered vì họ dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 ở mức 6,7%.
"Các tín hiệu phục hồi trong nước vẫn tiếp tục và có khả năng tăng mạnh hơn nữa nhờ doanh số bán lẻ tăng mạnh. Lĩnh vực xây dựng, lưu trú duy trì mức tăng trưởng mạnh mẽ từ đầu năm đến nay, trong khi đó sản xuất đã bắt đầu mở rộng. Các yếu tố triển vọng bên ngoài đang được cải thiện với thặng dư tài khoản vãng lai tăng lên 3,5% của GDP vào năm 2024 từ mức 2,0% vào năm 2023," Standard Chartered cho biết cuối tháng 10.
Thấp hơn một ít so với Standard Chartered, cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch Ratings trong dự báo ra ngày 10/11 cho rằng kinh tế Việt Nam trong 2 năm 2024 và 2025 sẽ tăng trưởng nhanh hơn so với năm nay. Fitch dự báo mức 6,3% cho năm tới và 7,0% vào năm 2025.
Các dự báo này cao hơn nhiều so với mức tăng 5% cho năm 2023 (dự báo) vừa được Chính phủ thông báo. Cùng với đó, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội 2024 vào ngày 9/11, với mức tăng 6-6,5% vào năm sau.
Như vậy, dự báo 2024 của Fitch nằm trong khoảng giữa của chỉ tiêu do Quốc hội đặt ra. Lý giải cho dự báo, Fitch Ratings cho rằng chính sách tài chính và tiền tệ trong nước của Việt nam đã hỗ trợ nhiều cho nền kinh tế. Fitch nhấn mạnh các yếu tố cơ bản trong trung hạn của nền kinh tế Việt Nam vẫn khả quan và đà tăng trưởng bền vững sẽ tạo ra mở ra triển vọng kinh doanh tích cực cho các ngân hàng.
Cũng như Fitch, mức dự báo mới nhất của ngân hàng toàn cầu HSBC cho kinh tế Việt Nam là tăng trưởng 6,3% vào năm 2024.
Ba tổ chức quốc tế khác chỉ dự báo ở mức 6% là Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng UOB của Singapore và Ngân hàng Maybank của Malaysia. Mức này cao hơn một ít so với dự báo 5,8% được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra cuối quý 3. Tuy nhiên, mức của IMF cao hơn tỷ lệ tăng 5,5% được Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo cũng trong tháng 10.
Như vậy, trong các dự báo nói trên, cao nhất là 6,7% từ Standard Chartered và 5,5% của WB là mức thấp nhất.
Tại Việt Nam, tập đoàn đầu tư VinaCapital dự báo 6,5% cho năm 2024 (như mức cao nhất do Quốc hội đặt ra).
Ông Michael Kokalari, Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường của VinaCapital, giải thích lý do là xuất khẩu sẽ tăng trở lại; nhờ đó sẽ tạo ra phục hồi sản lượng ngành sản xuất của Việt Nam từ mức không tăng trưởng năm 2023 lên tăng trưởng 8-9% vào năm tới (so với mức tăng trưởng trung bình dài hạn 12% của ngành này trước COVID).
Sự lạc quan của VinaCapital về tăng tốc của GDP Việt Nam năm 2024 bắt nguồn từ việc phân tích nguyên nhân gây ra các vấn đề của ngành sản xuất năm 2023: do các nhà bán lẻ Mỹ và các công ty tiêu dùng khác đã tích lũy quá nhiều hàng hóa vào năm 2022, trong đó hàng tồn kho vào cuối năm 2022 tăng hơn 20%. Bởi vì các công ty này đã đặt hàng quá mức trong thời gian gián đoạn chuỗi cung ứng do COVID vào năm 2021 và kỳ vọng bùng nổ chi tiêu sau đại dịch đã không diễn ra như mong đợi.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.