Đại sứ quán Thụy Sĩ đang giới thiệu những đóng góp nổi bật từ 4 dự án tại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh (GEFE) 2024 do Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức tại TP.HCM ngày 21 đến 23/10.
Cụ thể, đó là Chương trình Xúc tiến Nhập khẩu Thuỵ Sĩ (SIPPO); Dự án Du lịch Thuỵ Sĩ vì sự phát triển bền vững tại Việt Nam (ST4SD); Dự án Hệ sinh thái Năng suất vì Việc làm bền vững; Dự án BioTrade khu vực Đông Nam Á.
Phát biểu tại GEFE 2024, Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam Thomas Gass chia sẻ: "Chúng tôi sát cánh cùng Việt Nam trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, đồng thời đảm bảo tính bao trùm và bảo vệ môi trường. Thông qua các đối tác triển khai dự án nhiều kinh nghiệm như Tổ chức Helvetas và Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, cam kết lâu dài của Thụy Sĩ với Việt Nam phản ánh tầm nhìn chung của chúng ta về một tương lai xanh hơn, tự cường và bền vững hơn".
Đại sứ Gass cho biết các dự án trên gồm những giải pháp toàn diện và tác động tích cực với sự hợp tác phát triển của hai nước.
Thông qua Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO), chính phủ Thụy Sĩ hỗ trợ Việt Nam tăng trưởng bền vững và phát triển theo định hướng thị trường. Nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác của SECO, 4 dự án trên được thiết kế để củng cố dịch vụ hỗ trợ của các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong ngành du lịch, tăng năng suất và tạo ra việc làm ổn định, bảo tồn đa dạng sinh học thông qua thương mại bền vững.
Chương trình Xúc tiến Nhập khẩu Thụy Sĩ (SIPPO) được Tổng Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) triển khai trong khuôn khổ chương trình hợp tác phát triển kinh tế. SIPPO đang được thực hiện đến năm 2025 bởi Swisscontact để thúc đẩy các hoat động có trách nhiệm xã hội, các sản phẩm thân thiện với môi trường từ đó hướng tới thương mại bền vững.
SIPPO thúc đẩy chuyên nghiệp hóa các dịch vụ xúc tiến thương mại thông qua các tổ chức hỗ trợ thương mại tại 12 quốc gia và 6 ngành hàng là cá và hải sản; thực phẩm chế biến; nguyên liệu tự nhiên; gỗ kỹ thuật; dệt may; du lịch bền vững.
Đối với dự án Du lịch Thuỵ Sĩ vì sự phát triển bền vững tại Việt Nam, ST4SD được triển khai nhằm phát triển ngành du lịch Việt Nam bền vững và toàn diện hơn. Dự án được đồng thực hiện bởi Helvetas Việt Nam và Trung tâm Phát triển Kinh tế Nông thôn (CRED) tại các tỉnh Hà Giang, Quảng Nam, và Đồng Tháp trong giai đoạn 2023-2027.
ST4SD hỗ trợ quá trình dự thảo, đề xuất các chính sách có liên quan và tăng cường đối thoại công tư ở cả cấp quốc gia và địa phương; xây dựng và phát triển Chương trình Đào tạo Quản trị Khách sạn (Swiss EHT) giữa các đối tác Thụy Sỹ với các cơ sở đào tạo đủ tiêu chuẩn của Việt Nam và tạo ra mạng lưới chuyên gia Thụy Sĩ và Việt Nam trong ngành du lịch. Dự án cũng thúc đẩy ý tưởng đổi mới, sáng tạo cho các doanh nghiệp và điểm đến nhằm tăng cường tính bền vững.
Về dự án thứ 3, Thụy Sĩ đã hỗ trợ Việt Nam trong việc thúc đẩy tăng trưởng năng suất thông qua Dự án Hệ sinh thái Năng suất vì Việc làm bền vững, do Na Uy đồng tài trợ, được triển khai bởi Tổ chức Lao động Quốc tế ILO. Dự án đã hỗ trợ phát triển và triển khai "Chương trình quốc gia về tăng năng suất Lao động 2023-2030", cung cấp ý kiến kỹ thuật cho quá trình sửa đổi Luật Lao động và cải thiện phương pháp đo lường năng suất.
Qua dự án, đến nay đã có 280 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam nâng cao nhận thức về năng suất, trong đó 58 doanh nghiệp nhận được hỗ trợ chuyên sâu về cải tiến năng suất, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thông qua các đối tác hiệp hội doanh nghiệp và cơ quan chính phủ trong cả 2 ngành của dự án là chế biến gỗ và máy móc thiết bị, theo Đại sứ quán Thụy Sĩ.
Trong khi đó, Dự án BioTrade khu vực Đông Nam Á (RBT) được triển khai trong giai đoạn 2016-2024 nhằm bảo tồn đa dạng sinh học thông qua thúc đẩy thương mại bền vững các sản phẩm từ đa dạng sinh học. Dự án hỗ trợ các nhà sản xuất và xuất khẩu thâm nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu, từ đó tăng thu nhập cho các cộng đồng nông thôn ở 4 nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar.
Thụy Sĩ cho biết dự án RBT đã hỗ trợ 78 công ty từ Việt Nam và 3 nước còn lại tham gia nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu, mang lại doanh thu xuất khẩu hơn 195 triệu USD. Các doanh nghiệp và cộng đồng tham gia dự án đã áp dụng các tiêu chuẩn bền vững quốc tế, điều này thể hiện qua việc tăng đầu tư vào các sản phẩm và vào các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.